Giỏ hàng
GỌI NGAY
Chia sẻ qua Facebook
Chia sẻ qua Zalo
Chia sẻ bạn bè
Chat bằng facebook ZaloChat bằng Zalo Xem Kênh Youtube

Đăng ký ngay
Những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa Nhật – Việt

Những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa Nhật – Việt

Đăng ngày: 21-08-2018 bởi: Vũ Trần Hoàng

Mỗi một đất nước đều có cho mình một nền văn hóa riêng biệt, đó là trang phục, nghệ thuật ẩm thực, nơi sinh sống và vô số đặc trung khác nhau. Nhưng có thể nói rằng bên cạnh phong tục tập quán riêng,  thì chúng ta vẫn đôi khi bắt gặp những điểm tương đồng trong văn hóa truyền thống giữa các nước với nhau  của hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Trang phục

Ít ai biết được rằng trang phục truyền thống của người Việt và Nhật cơ bản giống nhau ở chất liệu và cách thức dệt vải. Chất liệu chủ yếu được sử dụng trong trang phục truyền thống của 2 quốc gia này là lụa, gấm, bông, sợi, lanh, với các màu sắc quen thuộc như xanh, đỏ, hồng, tím, nâu, đen...

Quan niệm màu sắc trang phục của Việt Nam và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, điều này thể hiện rõ nét nhất trong việc phận biệt ý nghĩa của các màu sắc ví dụ như màu trắng của sự thánh thiện, màu đen dùng cho các nghi thức, màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc…

Ẩm thực

Ẩm thực chính là yếu tố thứ 2 mà bài viết này muốn nhắc đến khi nói về những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa Nhật – Việt.  Ngày nay, những bữa ăn kiểu truyền thống vẫn còn tồn tại trong khoảng 95% gia đình người Việt, gia đình người Nhật.

Tuy nhiên ở một số ít đô thị lớn, sự du nhập của yếu tố văn hóa ẩm thực phương Tây ở 2 nước này đã bắt đầu xuất hiện trong bữa ăn gia đình. Đây là minh chứng cụ thể về sự du nhập văn minh phương Tây ở cả hai nước.

Thờ cúng

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cũng như người Nhật đã có lịch sử rất lâu đời và nó được tuân theo tư tưởng đạo Khổng của đất nước Trung Hoa. Người ta thờ cúng ông bà tổ tiên và tổ chức ngày giỗ theo ngày mất. Người đã khuất được thờ trên bàn thờ tổ tiên, đặt ở vị trí trang trọng nhất nhà, thông thường người con trai trưởng là người được trao trọng trách thờ cúng tổ tiên.

Ngày nay, tập tục này tuy có thay đổi ít nhiều, nhưng việc duy trì thờ cúng tổ tiên vẫn được tiếp tục. Đó chính là hành động tưởng nhớ hiếu kính của con cái, người sống đối với người đã khuất.

Lễ hội

Lễ hội gắn liền với phong tục tập quán tín ngưỡng ở 2 nước, mặc dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng nhìn chung lễ hội của 2 nước được tổ chức theo mùa. Những nghi lễ dân gian được diễn ra với mục đích nhằm tưởng niệm một sự kiện nào đó. Loại hình lễ hội thường gắn liền với phong tục tập quán của từng nước nhưng do ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Hoa nên tại hai nước đều có những ngày lễ được tổ chức giống nhau như ngày tết thiếu nhi, ngày tết Hàn thực, ngày Ngưu Lang Chức Nữ, ngày lễ lao động quốc tế, ngày lễ đón mừng năm mới với nhiều phong tục tập quán riêng.

Giáo dục

Hệ thống giáo dục truyền thống của 2 nước trước đây đều theo mô hình của giáo dục Trung Hoa. Nếu như Việt Nam trong lịch sử có một thời gian dài bị đô hộ bởi nhà nước phong kiến Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng mạnh từ Trung Quốc. Thì tại Nhật ngay từ thời kỳ Nara, nhà nước phong kiến đã cử đoàn lưu học sinh đầu tiên ra nước ngoài học tập để trở về phát triển và xây dựng đất nước với điểm đến Trung Hoa. Vậy nên cả Nhật Bản và Việt Nam, nên giáo dục đều bị ảnh hưởng từ đất nước Trung Hoa.

Nghề nghiệp truyền thống

Có thể kể tên một vài nghề nghiệp truyền thống như làm gốm sứ, sơn mài, lụa, mây tre có mặt ở rất nhiều nước. Do người dân cả hai nước đều là những dân tộc cần cù chịu khó, khéo léo nên sản phẩm thủ công truyền thống của hai nước hết sức tinh xảo, đẹp mắt.

Nếu như ở Việt Nam là làng gốm Bát Tràng, gốm Chăm. Ở Nhật Bản, Kyoto là nơi có những làng sản xuất gốm đã đi vào huyền thoại.

Trong những năm gần đây khi quan hệ kinh tế văn hóa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở nên mật thiết. Để mối quan hệ đó ngày càng tốt đẹp thì chúng ta cần hiểu được những nét tương đồng về văn hóa của 2 quốc gia này. Hy vọng  với những chia sẻ trong bài viết sau đây, bạn đọc sẽ biết được sự giống nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản trong văn hóa ở bối cảnh hiện nay.

Chia sẻ tại