Sự thật về công việc của hộ lý và điều dưỡng tại Nhật Bản
Có thể nói trong các nghề của ngành y, nghề hộ lý là một trong những nghề vất vả và thiệt thòi nhất. Nói như vậy có bởi vì họ làm nhiều việc khác nhau, từ những việc phần lớn đến những việc nhỏ không tên, nhưng điều đáng nói là họ lại ít nhận được sự tôn trọng của người ngoài.
Nếu như nghề y cao quý một thì nghề hộ lý là một nghề cao quý gấp đôi, gấp 3; mỗi cán bộ y tế, dù ở chức danh nào cũng đều có một vị trí, công sức đóng góp khác nhau trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thế nên việc theo đuổi ngành nghề này luôn được ủng hộ, và dù cái nghề này có gặp phải nhiều khó khăn khi làm nghề nhưng không ít người hiện nay vẫn luôn tìm kiếm hướng đi tương lai cho bản thân từ nghề hộ lý. Nghề hộ lý ở nước ngoài và tiêu biểu là nước Nhật Bản cũng vì thế trở nên thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có người dân Việt Nam.
Vì sao Nhật Bản luôn là “mảnh đất” màu mỡ cho nghề hộ lý phát triển
Như chúng ta được biết Nhật Bản là một đất nước phát triển về tất cả mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến đời sống xã hội. Thế nhưng trong những năm gần đây Nhật Bản đang rơi vào tình trạng già hóa nguồn lao động hàng đầu trên thế giới. Chính vì thế tình trạng thiếu hụt nguồn lao động ở đất nước này là rất cao. Thế nên cũng không có gì lạ lẫm khi thấy Nhật Bản đang rộng cửa chào đón nguồn lao động nhất là lực lượng y tá, điều dưỡng từ các nước ngoài trong đó có cả Việt Nam.
Hiện ngay nghề hộ lý đã và đang được xem là nghề nghiệp được Nhật Bản quan tâm, chú trọng phát triển một phần vì đất nước này đang dần thiếu hụt nguồn lao động như bên trên chúng ta đã đề cập đến, một phần vì nhiều người già ở Nhật Bản hiện nay gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân hoặc do bị bệnh và tuổi cao sức yếu nên không tự mình chăm sóc được bản thân trong sinh hoạt hàng ngày.
Ở Nhật Bản nghề hộ lý còn có khái niệm là “Kaigo”, nghĩa là chăm sóc người già. Mỗi người có một hoàn cảnh và lí do riêng nên có thể nói rằng nghề hộ lý là một nghề “làm dâu trăm họ”. Ví dụ, có người bị liệt không cử động được, có người không nói được lưu loát do bị bệnh về não, có người thì vì bị bệnh mà nằm liệt giường, có rất nhiều người với các hoàn cảnh khác nhau…Ngoài ra, có những người không bị bệnh nhưng do tuổi cao mà xương và cơ yếu đi, đi lại khó khăn. Khi đó họ cần có người giúp đỡ vì với họ, những động tác sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm, đi vệ sinh cũng trở nên khó khăn khi phải tự làm một mình.
Học hộ lý ở đâu và như thế nào?
Từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 6 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số 1.200 người. Đến nay đã có gần 700 điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản.
Nhiều người cứ nghĩ rằng nghề hộ lý tại Nhật là nghề với biết bao nhiêu nhọc nhằn vất vả, nhưng nói đi cũng phải nói lại đây cũng là nghề có mức thu nhập khá cao so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Với mức lương 160.000 - 180.000 yên làm điều dưỡng, hộ lý tại Nhật cao hơn hẳn so với các đơn hàng khác, dao động trong khoảng.
Đặc thù tính chất của công việc hộ lý là làm trong viện dưỡng lão, họ phải thường xuyên chăm sóc người già nên trước khi làm việc rất nhiều lao động chưa có kinh nghiệm và không phải ai cũng có thể làm tốt công việc này. Nhiều bạn khi mới sang còn chưa quen việc, ngoài ra còn gặp khó khăn trong giao tiếp nên không ít bạn thấy nản dẫn đến làm việc không hiệu quả. Vậy nên để hạn chế tối đa tình trạng đó, việc tìm hiểu và học tập trước khi sang Nhật làm hộ lý là một trong những lời khuyên bổ ích nhất dành cho bạn.
Học Viện Nhật Ngữ Nozomi là đối tác lâu năm uy tín của phía Nhật Bản, công ty chúng tôi nhận được khá nhiều nhu cầu tuyển dụng lao động từ phía bệnh viện, nhà điều dưỡng và các trung tâm dưỡng lão…ở Nhật Bản. Chính vì thế lựa chọn Học Viện Nhật Ngữ Nozomi là lựa chọn thông minh dành cho bạn khi bạn đã và đang có nhu cầu đến Nhật Bản sinh sống và phát triển tương lai bằng con đường hộ lý.
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?” - Đúng vậy, mỗi cá nhân, nghề nghiệp trong xã hội đều có vai trò quan trọng như nhau. Dù phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, nhưng với lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cùng cái tâm trong nghề, tình yêu thương giữa người với người chính là “sợi dây” vô hình gắn kết họ gắn bó cùng công việc lặng thầm mà đầy ý nghĩa.
Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Học Viện Nhật Ngữ Nozomi để được tư vấn về ngành cao quý này bạn nhé, chúc bạn luôn gặt hái được nhiều thành công trên con đường mà mình đã chọn.