BÁNH MÌ VIỆT NAM GÂY SỐT TẠI NHẬT BẢN
Đơn giản, rẻ tiền nhưng vô cùng ngon miệng, khiến ai nhìn cũng thèm, ai nhìn thấy cũng muốn cắn lấy cắn để… Đó chính là bánh mì, món bánh mì Việt Nam ngon đến lạ, biến tấu từ đơn giản đến phức tạp bên trong nhân bánh. Chính vì thế mà bánh mì không chỉ là món ăn mà còn là cả niềm tự hào của dân tộc.
Ảnh: Internet
Nguồn cội bánh mì Việt Nam
Có tài liệu cho rằng chiếc bánh mì đầu tiên ra đời từ hơn 30 nghìn năm trước hoặc từ thời Ai Cập Cổ đại. Mãi đến những năm đầu công nguyên, bánh mì mới đến Pháp nhờ người La Mã và trở thành lương thực chính ở nước này từ thế kỷ 11.
Theo dòng lịch sử, bánh mì đến Việt Nam vào năm 1859 với tên gọi Baguette. Những ổ bánh “ăn chơi” này rất nhanh sau đó đã được nhiều đầu bếp tài ba “thổi hồn” bằng cái chất rất riêng, mang đậm văn hóa ẩm thực Việt. Khởi điểm là một vài địa điểm nhỏ nhưng cực kỳ nổi tiếng như bánh mì Hòa Mã, cho đến năm 1970, chúng ta đã chính thức tạo ra bánh mì quốc dân với lớp vỏ ngoài giòn rụm, thơm phức, có nhiều nứt vết chân chim, bên trong ruột rỗng và xốp hơn bánh baguette. Đây chính là đặc điểm giúp làm nên thương hiệu của bánh mì Việt.
Ảnh: Internet
Từ đó bánh mì Việt cứ thế được nhiều người biết đến, tiếp tục được cải biên cho đến ngày nay và trở thành món ăn bình dị, thân thương nhưng có dấu ấn rất riêng, rất giá trị của dân tộc. Ngày nay, trên khắp các nẻo đường dọc ba miền đất nước, từ làng quê đến thành thị, đâu đâu cũng có bánh mì thơm nức, đậm đà khó quên. Không biết từ bao giờ, bánh mì đã được biết đến là món ăn “quốc dân” của hàng triệu người con đất Việt.
Trong những năm gần đây, bánh mì ngày càng thăng hạng trên bản đồ ẩm thực thế giới khi liên tục lọt vào top những món ăn ngon, "lên sóng" trên những tờ báo lớn và xuất hiện trên trang chủ Google.
Vào năm 2011, món ăn này đã chính thức trở thành danh từ riêng trong từ điển Oxford: "Bánh mì" - (banh mi /ˈbɑːn miː/). Đây được xem như dấu mốc quan trọng giúp khẳng định bánh mì là 1 món ăn đến từ Việt Nam. Không những vậy, vào năm 2020, bánh mì Việt Nam còn khiến người Việt tự hào ngời ngời khi xuất hiện trên trang chủ Google của hơn 10 nước nhằm kỷ niệm ngày từ "banh mi" được thêm vào từ điển Oxford.
Cách chế biến Bánh mì Việt Nam
Bánh mì Việt Nam cần phải có đồ chua, dưa leo thái mỏng, hành tây, rau mùi, húng thơm, hành lá… và nhất định không thể thiếu nước xốt để làm dậy nên vị đậm đà, thơm ngon trọn vẹn của ổ bánh. Nếu không thích xốt, một số nơi dùng muối tiêu, nước tương, bột canh để thay thế, hương vị vẫn rất riêng, rất hấp dẫn. Muốn bánh thêm ngon, có thể cho vào đó một chút tương ớt hoặc mayonnaise. Sự hòa quyện tuyệt vời của tất cả nguyên liệu tạo nên ổ bánh mì Việt Nam vang danh khắp các châu lục.
Ảnh: Internet
Bánh mì Việt ngon đúng điệu phải được nướng vàng giòn, sau đó xẻ một đường dọc theo thân bánh, phần ruột trắng ngần hiện ra. Tiếp theo, phết pate, lần lượt cho nhân bánh đã chuẩn bị vào trong, rưới nước xốt lên trên nữa là hoàn thành. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng những ổ bánh mì Việt đã làm nao lòng bao thực khách. Có người ăn lần một lại muốn ăn thêm lần nữa, có người đi xa cứ thòm thèm hương vị ổ bánh quê nhà, có người về lại nước mình vẫn tìm mua cho bằng được bánh mì Việt Nam để ăn. Cứ thế, bánh mì Việt vượt ra khỏi biên giới quốc gia, làm vẻ vang nền ẩm thực dân tộc.
Bánh mì chinh phục thị trường Nhật Bản
Bánh mì chưa bao giờ ngừng hot trên thị trường trong nước lẫn quốc tế, luôn nổi đình nổi đám từ trước đến nay trong lòng bạn bè quốc tế, trong đó có Nhật Bản. Không giống với bánh mì hamburger hay sandwich, bánh mì Việt Nam khác biệt với lớp vỏ ngoài giòn rụm, bên trong xốp mềm. Đặc biệt là phần ruột rỗng để cho thêm các loại nhân như thịt, pate, trứng, rau thơm,... Đây cũng là lý do khiến bánh mì trở nên nổi danh trên khắp thế giới.
Ảnh: Internet
Năm 2020 hình ảnh chiếc bánh mì nguyên bản Việt Nam chính thức xuất hiện trên kệ của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Nhật Bản đã khiến cộng đồng du học sinh và người lao động Việt Nam xôn xao và vui mừng. 7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới với hơn 62,000 cửa hàng hiện diện tại 19 quốc gia, phục vụ hàng triệu người tiêu dùng. Bánh mì Việt Nam bán tại đây có thành phần bao gồm pa tê, thịt gà, thịt heo, rau củ chua, sốt tương ớt. Tất cả đều nguyên vị Việt Nam truyền thống.
Cuộc hành trình của bánh mì Việt Nam vẫn đang tiếp tục chinh phục thực khách khó tính ở năm châu bốn bể với hy vọng những ổ bánh thơm phức, ngon và độc đáo của dân tộc Việt Nam sẽ ngày càng tiến xa hơn nữa trong nền ẩm thực thế giới. Đất nước chúng ta tuy nhỏ bé nhưng có thể làm nên nhiều điều khiến cả thế giới phải ghi nhận và bánh mì Việt chính là một trong những số đó.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: Tham gia ngay các đơn tuyển mới nhất hiện nay
Xem thêm: Chi phí tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Dũng Giang Nozomi
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862