
MÂM CÚNG TỔ TIÊN TRONG LỄ OBON Ở NHẬT BẢN
Bắt nguồn từ câu chuyện của một đệ tử Phật giáo là Mokuren (Mục Kiền Liên). Theo truyền thuyết, ông là người đã tu luyện nhiều năm và có pháp lực thâm hậu. Để báo hiếu với người mẹ mất sớm, ông sử dụng pháp lực để tìm lại mẹ. Sau khi thấy mẹ biến thành quỷ đói, chịu đau khổ nơi địa ngục, Mokuren đã tìm đến Đức Phật để tìm cách giải thoát cho mẹ. Đức Phật nói Mokuren phải mang đồ lễ để cúng những người tu hành vào ngày 15/7. Y lời Đức Phật, sau khi Mokuren hoàn thành lễ cúng, linh hồn mẹ ông đã được siêu thoát. Từ đó, câu chuyện này trở thành một tục lệ, hằng năm người dân tổ chức Obon để thể hiện lòng biết ơn tới cha mẹ và linh hồn tổ tiên.
Ảnh: Internet
Obon được xem là ngày lễ linh thiêng, nơi người Nhật bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, ông bà tổ tiên, chính vì thế những lễ vật được chuẩn bị cũng cần tinh tế và mang thông điệp riêng. Lễ vật được chuẩn bị vào thời điểm này nhằm mong ông bà tổ tiên về đến nhà an toàn sau một thời gian dài vắng bóng.
Mâm cỗ cúng gia tiên dành cho gia đình và những người đã khuất thường được tổ chức với nhiều đồ trang trí và lễ vật. Mâm cúng sẽ thay đổi tùy theo từng gia đình nhưng vẫn phải tuân thủ các nghi lễ cơ bản là thắp hương, dâng lễ vật và hoa trên bàn thờ Phật. Lễ vật dâng lên tổ tiên trong ngày Obon được gọi là “Goku - 五供” (ngũ cung), bao gồm 5 món như sau:
Ảnh: Internet
Hương (香 - Kou)
Hương ở đây là nhang. Ý nghĩa đầu tiên của việc thắp nhang là để Phật và các vị tổ tiên được thưởng thức mùi hương. Ngoài ra, nó còn có mục đích mang đến sự thanh tịnh cho gia đình và bản thân người thờ cúng. Cảnh tượng khói nhang bay lên trời dường như là kết nối giữa thế giới này với thế giới kia.
Hoa (花 - Hana)
Hoa như một lễ vật giúp tô điểm vẻ đẹp cho không gian và mâm cúng. Vì vậy, hãy trang trí những loại hoa theo mùa hoặc phù hợp với sở thích của người đã khuất. Tuy nhiên, nên hạn chế những loại hoa có hương thơm quá nồng.
Ngoài ra, những loại hoa có gai như hoa hồng được cho là không thích hợp để cúng vì gợi nhớ đến sự đổ máu. Nếu bạn không biết chọn loại hoa nào thì hoa cúc, hoa diên vĩ, hoa Gentian (hoa long đảm) sẽ là một sự lựa chọn an toàn. Hoa sẽ được trưng theo số lẻ với hai bình để ở hai bên bàn thờ Phật.
Ánh sáng (灯燭 - Toushoku)
“Toushoku - 灯燭” có nghĩa là một thứ gì đó thắp sáng, chẳng hạn như nến. Ý nghĩa của ngọn nến trong mâm cúng là ánh sáng soi rọi khắp thế gian. Trong Phật giáo, người ta nói rằng khi nhìn vào ánh sáng của ngọn nến, bạn sẽ có quyết tâm mạnh mẽ, không còn do dự. Một ý kiến khác cho rằng sự xuất hiện của ánh sáng từ từ lan tỏa và cuối cùng tắt lịm tượng trưng cho sự vô thường trong cuộc sống.
Nước sạch (浄水 - Jousui)
Người ta nói rằng "Người cõi âm khát nước", vì vậy đừng để cạn nước trên bàn thờ trong lễ hội Obon. Tuy nhiên, một số trường phái Phật giáo lại cho rằng lễ vật không bao gồm nước. Nếu bạn không chắc nên chuẩn bị nước hay không, hãy tham khảo ý kiến của các vị sư ở chùa hoặc người lớn tuổi.
Đồ ăn và thức uống (飲食 - Onjiki)
Về cơ bản, hãy chuẩn bị những món ăn mà gia đình bạn vẫn dùng thường ngày, đặt trên đĩa và mở ra (nếu món ăn được đựng trong chén/bát có nắp) để ông bà có thể ăn ngay. Thường trong tuần lễ Obon, người ta sẽ chuẩn bị món ăn theo kiểu "一汁三菜 - Ichijuusansai", tức một món súp cùng ba món phụ ăn với cơm.
Ảnh: Internet
Ngoài ra, lễ vật của Obon không chỉ giới hạn trong năm lễ vật "Goku". Nhiều người ở Nhật có thể mua những thứ dễ chọn theo phong tục tập quán miễn là không vi phạm những nguyên tắc của ngày lễ Obon.
Bánh kẹo: Thường thì bánh kẹo được đặt trên mâm cúng là những loại có thể để lâu mà không bị hư, chẳng hạn bánh quy hay bánh gạo senbei. Nên chọn các loại bánh kẹo đóng gói riêng từng cái một để dễ dàng chia cho nhiều người.
Trái cây: Vì lễ Obon được tổ chức vào mùa hè nên những loại trái cây đặc trưng cho thời điểm này là thích hợp nhất, đặc biệt nên ưu tiên chọn loại trái cây có hình dạng tròn: đào, dưa hấu, nho… vì hình tròn thể hiện sự tròn đầy, sung túc.
Mì Somen:Somen là loại mì cũng được nhiều nơi sử dụng trong lễ Obon vì hình dạng của sợi mì có ý nghĩa là “giữ gìn hạnh phúc lâu dài”.
Ngoài những mâm cúng ông bà tổ tiên, vào thời gian này rất nhiều người trong các gia đình thường đi viếng mộ. Họ thường dọn dẹp các mộ phần cho sạch sẽ, dâng hoa, thắp hương, dâng nước để thờ cúng tổ tiên. Sau đó những người thân thuộc, họ hàng trong gia đình lại tập trung lại và cùng nhau ăn uống. Đây là khoảng thời gian quan trọng để tưởng nhớ đến những người đã khuất.
Xem thêm: Nhu cầu ngành điều dưỡng ở Nhật là rất lớn
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862