NGƯỜI NHẬT CÓ ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN KHÔNG?
Làm việc nhiều thực tập sinh thắc mắc “Tại sao ở nước Nhật không đón Tết Nguyên Đán như Việt Nam ?”. Câu hỏi của các bạn cũng làm cho Dũng Giang Nozomi tò mò quá trời, vì vậy chúng tôi quyết định tìm hiểu để giải thích “hiện tượng trên” vào ngày tết Tân Sửu 2021.
** Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là tết truyền thống của nhiều quốc gia, được tính theo ngày Âm lịch.
Tại Việt Nam, trong 1 năm người dân được đón 2 lần Tết: Tết Tây (Tết Dương lịch) và Tết Nguyên Đán (Tết Âm lịch). Như truyền thống từ ông cha ta đến nay, thì Tết Nguyên Đán được xem là Tết chính thức và được tổ chức hoành tráng hơn Tết Dương lịch nhiều.
Tết Nguyên Đán thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, đây là ngày Ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt xấu trong năm qua ở trần thế. Ngày 23 tháng Chạp được xem là sự kiện báo hiệu mùa đón Tết, đón năm mới.
Người dân tin rằng có một "ông Táo" vừa là thần bếp trong nhà, vừa là người ghi chép tất cả việc làm tốt xấu, cuộc sống sung túc hay cơ cực mà mỗi gia đình đã làm trong năm qua. Và cứ hết chu kỳ 12 tháng, tức đến tháng Chạp vào ngày 23 ông lại trở về thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng.
Vào ngày 23 tháng Chạp, ở Việt Nam hầu như mọi gia đình vẫn giữ nghi lễ truyền thống tiễn ông Táo về trời như một phương thức tâm linh “có thờ có thiêng có kiêng có lành” với mong muốn nhờ ông bà Táo bẩm báo Ngọc Hoàng để đón một năm mới thịnh vượng, sung túc hơn.
Tùy theo từng vùng miền mà nghi thức và các lễ vật dâng cúng sẽ khác nhau. Thông thường lễ cúng gồm có nhang, nến, hoa quả, vàng mã, mão, cá chép để đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn lên thiên đình. Ngoài ra, một số gia đình ở nông thôn còn giữ truyền thống dựng cây nêu có gắn củ tỏi, xương rồng, hình nộm để chống lại quỷ dữ và trấn át những điềm gở.
Sau ngày cúng đưa ông Táo về trời mọi gia đình thường chuẩn bị Tết bằng việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, sắm sửa đồ mới, quần áo mới, chuẩn bị bánh mứt, đồ ăn, đồ cúng để đón đêm giao thừa. Trước ngày Tết, người Việt Nam thường chuẩn bị bánh chưng, bánh giầy đối với gia đình miền Bắc, miền Trung, còn ở miền Nam thì là bánh tét và các món ăn thịnh soạn để cúng ông bà tổ tiên.
Đón Giao Thừa - Đây là thời khắc quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán, thường sẽ là đêm ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình, hầu như đến ngày 30 tháng Chạp tất cả các thành viên trong gia đình dù đi làm ở phương xa đều trở về để sum họp với nhau, cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên sau những tháng ngày đi làm xa vất vả.
Buổi tối đêm 30 tháng Chạp người ta thường làm cỗ cúng tất niên để rước ông bà về đón Tết, đón năm mới cùng gia đình. Thời điểm bắt đầu giờ là Chính Tý (00h00 ngày Mồng 1 tháng Giêng), nó đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, và được gọi là Giao thừa. Tại Việt Nam, người mọi gia đình sẽ làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà với bánh mứt, mâm mũ quả, hoa và bánh Chưng, bánh Tét (tùy theo vùng miền).
** Tại sao người Nhật lại bỏ truyền thống đón Tết Nguyên Đán?
Được biết, trước đây đất nước Nhật Bản cũng có truyền thống ăn Tết Nguyên Đán (tết theo Âm lịch) nhưng sau đó đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873.
Từ năm 1844 đến ngày 31 tháng 12 năm 1872 (ngày 2 tháng 12 năm Minh Trị thứ 5) người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo (Tempo reki). Ngày 3 tháng 12 năm Minh Trị thứ 5 được sửa đổi thành ngày 1 tháng 1 năm Minh Trị thứ 6 (năm 1873). Việc sửa đổi này đã được chính phủ công bố vào ngày 9 tháng 11 năm Minh Trị thứ 5 (9/12/1872) và được áp dụng vào tháng sau đó.
Nhờ việc thay đổi lịch này mà chính phủ đã tiết kiệm được tiền trả lương tháng 13 cho công chức (vì nếu tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận) và giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia.
Bên cạnh đó, có nhiều lý do chính cho rằng Nhật Bản muốn dùng lịch phương Tây là vì giới lãnh đạo Nhật đương thời muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, vì nhận thấy rằng văn minh phương Tây đã phát triển hơn châu Á về nhiều mặt.
Do đó, hiện nay tết truyền thống tại Nhật Bản là Tết Dương lịch (Tết Tây).
Xem thêm: Tết truyền thống tại Nhật Bản và Việt Nam có gì khác biệt?
Xem thêm: Đơn tuyển mới nhất - Việc làm tại Nhật thu nhập từ 30-40 triệu đồng/tháng
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 686