TÌM HIỂU VĂN HÓA TẾT Ở NHẬT BẢN
Tết là thời điểm khép lại năm cũ để đón chào năm mới với nhiều điều được mong đợi sắp đến. Tết đến tại mỗi quốc gia, mỗi gia đình khác nhau sẽ có những văn hóa, những thói quen đón Tết khác nhau, Việt Nam khác và Nhật Bản cũng khác.
Cũng là một nước phương Đông giống Việt Nam, Nhật Bản cũng có và luôn giữ gìn nét văn hóa truyền thống của người phương Đông. Nhật Bản cũng đón nhận cả 2 đợt Tết Tây (Tết Dương Lịch) và Ta (Tết Âm lịch).
1. Văn hóa chuẩn bị đón Tết
Văn hóa chuẩn bị đón Tết của người Nhật cũng có một số nét tương đồng với người Việt Nam, như việc dọn dẹp nhà cửa trước Tết, hoạt động chúc Tết với những bao lì xì đỏ.
Việc chuẩn bị cho ngày Tết được người Nhật cho là quan trọng nhất, họ thường sẽ dọn dẹp nhà cửa, bày trí, trang trí nhà cửa lại để đón năm mới. Dọn dẹp nhà cửa được xem là hoạt động ý nghĩa trong ngày Tết, bởi nó như việc thu lượm những điều xấu, không may, cũ,... của năm hết và đón chào một năm mới tươi vui hơn, nhiều may mắn hơn. Vì thế, những ngày cuối năm cũng là khoảng thời gian rất bận rộn đối với người Nhật. Ngoài việc dọn dẹp, thì trang trí nhà cửa vào dịp Tết cũng là thói quen của người Nhật.
* Treo Shimenawa trước cửa nhà
Shimenawa là những sợi dây được bện bằng rơm và được dán những giấy ngũ sắc xung quanh. Shimenawa thường được cho là dây trừ tà và được gắn ngang trước cổng mỗi nhà và trước đền thờ.
Vào dịp này, các gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu với ý nghĩa đón thần năm mới đến. Kadomatsu được kết hợp từ 2 loại cây là cây tùng và cây tre. Cây tùng được trồng rất nhiều ở Nhật và có thể trồng ngay cả trong mùa đông giá lạnh, thế nên loài cây này được cho là tượng trưng cho sức sống mãnh liệt. Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo. Người Nhật quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ. Ngoài ra những vật dụng khác như dây thừng bện bằng cỏ khô, các dải giấy trắng cũng được dùng để trang trí, tượng trưng cho những mong ước của người Nhật trong năm mới.
** Thờ cúng tổ tiên và các vị thần
Cũng như Việt Nam, Nhật Bản vẫn giữ truyền thống thờ ông bà tổ tiên và các vị thần. Việc thờ cúng tổ tiên là nhắn nhủ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Đây là một lễ vô cùng quan trọng, để tưởng nhớ, thể hiện lòng thành kính, đạo hiếu với người đã khuất. Người Nhật thường đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và mong được các thần linh phù hộ.
2. Món ăn dịp Tết ở Nhật
Để chào tạm biệt năm cũ, người Nhật thường tổ chức một bữa tiệc Tất niên như nhiều người Việt Nam (nó được gọi là Bounenkai). Buổi tiệc Tất niên thường có sự góp mặt của những thành viên trong gia đình hay bạn bè, hoặc đồng nghiệp trong cùng 1 công ty, các đối tác làm ăn,… Bounenkai thường được tổ chức tại những quán mang phong cách đằm ấm và thường được sử dụng những món ăn là sushi, sashimi và lẩu (vì thời tiết ở Nhật những ngày cuối năm thường rất lạnh nên lẩu luôn là món ăn được ưa chuộng).
Xem thêm: Đơn hàng xuất khẩu lao đông nhật bản
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862