Giỏ hàng
GỌI NGAY
Chia sẻ qua Facebook
Chia sẻ qua Zalo
Chia sẻ bạn bè
Chat bằng facebook ZaloChat bằng Zalo Xem Kênh Youtube

Đăng ký ngay
Khám phá những khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

Khám phá những khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

Đăng ngày: 04-11-2018 bởi: Vũ Trần Hoàng

Được biết đến là đất nước đang từng ngày có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, Nhật Bản cũng chính là quốc gia thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt tìm đến tham quan và nhất là sinh sống, làm việc. Để trang bị tốt những hành trang cho bản thân, bài viết này đích thị viết ra để dành cho bạn, cùng khám phá những khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngay nhé, bạn sẽ hối tiếc nếu như không biết được những thông tin này sớm hơn đấy.

Tầng lớp trung lưu nhiều

Nếu như ở Việt Nam, con số chênh lệch giữ nhân viên với chủ có thể lên đến cả 100 lần và thậm chí là 200 lần, thì ở Nhật con số này chỉ dao động ở mức 5 đến 10 lần. Con số này nói lên việc chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Việt Nam là rất lớn, còn ở xứ sở hoa anh đào tầng lớp dân cư nhiều nhất là tầng lớp trung lưu.

Chính vì ưu điểm này cũng khiến Nhật Bản trở thành đất nước đáng sống nhất theo đánh giá của nhiều người hiện nay.

Quan niệm về thành công khác nhau

Ở Việt Nam khung mẫu của thành công thường là giàu có, dường như người nhà, nhà nào càng có nhiều tài sản sẽ được xem như là thành công và ngược lại. Quan niệm về tài năng, hay sự giỏi cũng theo đó mà hạn hẹp dần, ví dụ như những đứa trẻ học giỏi khối A sẽ được đánh giá cao hơn so với những đứa trẻ giỏi thể dục, âm nhạc.

Còn ở Nhật Bản nếu một tỉ phú cũng được ngưỡng mộ thì những nghệ nhân miệt mài với những món ăn ngon, một vận động viên thể thao hay một y tá tận tụy được ghi nhận trong nghề cũng là những tấm gương của sự thành công.

Ở Nhật lãi suất ngân hàng gần như bằng 0

Lãi suất ngân hàng chính là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện đang sinh sống tại Việt Nam vì nó có thể lên tới gần 20%. Các ngân hàng Việt  có thể làm mây làm gió đặc biệt trong giai đoạn trước khủng hoảng trước nhu cầu “khát tiền” của nhiều doanh nghiệp từ lớn đến vừa và nhỏ, thậm chí là của những cá nhân đang kinh doanh.

Hơn nửa số doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản kinh doanh bằng vốn tự có chứ không vay ngân hàng. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh điểm đặc biệt chỉ có ở các ngân hàng Nhật đó là lãi gần như bằng 0.

Xã hội Nhật là xã hội trọng nam khinh nữ

Trái ngược với Việt Nam, Nhật Bản là xã hội trọng nam khinh nữ rõ rệt. Ở Nhật phụ nữ sẽ rất ít đi làm và dù đi làm cũng rất khó lên được địa vị chức vụ cao như nam giới.

Trung bình ở Nhật chỉ 10% phụ nữ làm quản lí, thấp hơn nhiều nước phát triển khác và chắc chắn thấp hơn Việt Nam. Dù những năm gần đây phụ nữ Nhật bắt đầu đi làm nhiều hơn trước, nhưng tỉ lệ này hiện nay cũng chỉ dừng lại ở mức 50% so với lực lượng lao động trong xã hội.

Ở Nhật việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt

Nếu như ở Việt Nam việc nổi bật hơn người khác theo hướng tích cực là điều luôn được khuyến khích, thì ở Nhật việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt.

Để tránh tình trạng nổi bật quá mức cho phép thì từ mẫu giáo đến hết cấp 3 học sinh đều có đồng phục  trăm người như một nhằm để học sinh không mất thời gian chú ý đến ngoại hình. Còn nếu khi đi xin việc mọi người cũng mặc cùng một phong cách là mặc cùng một kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giày để tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình.

Cảm ơn và xin lỗi

Cảm ơn và xin lỗi và những từ mà chúng ta thường nghe nhất khi đến Nhật, so với ở Việt Nam thì nhiều người lại rất hạn chế nói cảm ơn và xin lỗi. Điều đó không phải vì người Nhật tốt hơn người Việt Nam mà vì thói quen của người Nhật thường là đánh giá người khác qua cách cư xử khi tiếp xúc.

Trong xã hội Nhật con người ta phải đối xử với nhau ân cần, lễ phép. Chẳng hạn sự ân cần ở Việt Nam phải xuất phát từ tình cảm thực sự còn sự ân cần của Nhật có khi chỉ là tác phong phục vụ đã được xã hội đã bị đóng khung sẵn.

Qua bài viết khám phá những khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản mong rằng bạn sẽ có được cho mình những bài học đầu tiên trước khi có ý định sang Nhật dù với mục đích gì đi chăng nữa.

Chia sẻ tại