Giỏ hàng
GỌI NGAY
Chia sẻ qua Facebook
Chia sẻ qua Zalo
Chia sẻ bạn bè
Chat bằng facebook ZaloChat bằng Zalo Xem Kênh Youtube

Đăng ký ngay
Nhật Bản, một nền văn hóa giao thông khác biệt

Nhật Bản, một nền văn hóa giao thông khác biệt

Đăng ngày: 29-11-2018 bởi: Vũ Trần Hoàng

Ngoài kinh tế, chính trị, văn hóa và con người thì mạng lưới giao thông chính là một trong những điểm mạnh của đất nước Nhật Bản. Điểm đặc biệt của nền giao thông Nhật Bản chính là sự đa dạng và đồng bộ, chúng ta có thể choáng ngợp bởi sự phát triển mạnh mẽ về mạng lưới giao thông của xứ sở hoa anh đào, nhưng đáng nói là chúng ta sẽ bất ngờ hơn với nề nếp giao thông vô cùng chuẩn mực; tấp nập nhưng không hề lộn xộn, đông đúc nhưng không hề tạp nham.

Quy tắc cho người đi xe đạp, xe máy

Nếu như may mắn một lần đặt chân đến Nhật Bản bạn sẽ rất đỗi ngạc nhiên bởi quy tác dành cho người đi xe đạp, xe máy của quốc gia này bởi nếu người tham gia giao thông bằng xe đạp hay xe máy thì bạn tuyệt đối không được chở thêm người, bạn chỉ được phép đi một mình để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và người xung quanh.

Người đi xe đạp, xe máy phải đi phía bên trái đường, tuyệt đối không chạy song song với các xe khác. Những chiếc xe đạp ở Nhật đều phải gắn đền tín hiệu hoặc các thiết bị phản xạ và điều khiển phương tiện này vào buổi tối bắt buộc phải bật đèn hay các thiết bị phản xạ theo đúng quy định.

Quy tắc dành cho người đi ô tô

Ở Nhật Bản người đi xe ô tô phải tuân theo sự chỉ dẫn của đèn giao thông, biển báo và các ký hiệu chỉ dẫn trên đường; điều này cũng không có gì lấy làm lạ lẫm vì ở các nước khác quy tắc này cũng được thực hiện song so với các quốc gia khác trên thế giới, thì Nhật Bản là nước nghiêm túc chấp hành quy định này hơn bao giờ hết điều đó có được là do bản tính của người Nhật là luôn tuân thủ nguyên tắc mà xã hội đề ra.

Trong lúc lái xe không được dùng điện thoại, vạch sang đường đang có người cố gắng băng qua thì phải dừng lại và cho người ta đi trước. Đặc biệt ở Nhật những nơi có biển báo nhất thời dừng lại thì phải dừng tạm thời và quan sát sự an toàn bên trái, bên phải và khi nhìn thấy người cao tuổi phải thật lưu tâm để điều khiển ô tô.

Quy tắc cho người đi bộ

Tất cả các phương tiện giao thông đều phải nhường đường cho người đi bộ chính là điểm cộng của xứ sở hoa anh đào.Quy tắc dành cho người đi bộ ở Nhật Bản là phải tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông ngay cả khi đang vội nhằm bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

Với những con đường có vỉa hè thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè, còn những nơi nào không có vỉa hè thì phải đi bên phải đường để đảm bảo an toàn giao thông. Bạn không nên băng qua đường từ giữa các xe đang dừng và đậu để hạn chế tình trạng tắc đường.

Quy tắc khi đi tàu điện, thang cuốn

Một phương tiện phổ biến nữa của nước Nhật mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là tàu điệ ngầm, khi sử dụng tàu điện để di chuyển những người đứng chờ tàu điện đến đều phải xếp hàng dài ngay ngắn và đứng về hai bên để cho người trên tàu xuống, đặc biệt không được làm ồn tránh gây phiền toái cho mọi người xung quanh.

Dù trong giờ cao điểm người Nhật không bao giờ chen lấn hay tỏ ra khó chịu mà hầu hết khi đi tàu điện họ đều tranh thủ chợp mắt hay đọc báo. Nếu vì gặp sự cố mà tàu điện đến trễ thì khách hàng sẽ nhận được thông báo và một lời xin lỗi rất chân thành và nghiêm túc từ nhóm lái tàu và tất nhiên họ cũng vui vẻ bỏ qua. 

Bên cạnh việc lưu thông bằng các phương tiện trên đường thì người Nhật còn rất tuân thủ các nguyên tắc khi di chuyển trên thang cuốn. Đến Nhật bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy người Nhật đều đứng vào một phía bên trái của các thang cuốn để lại một lối nhường cho những ai có việc gấp hoặc bận rộn.

Như chúng ta đã thấy đấy văn hóa giao thông ở Nhật Bản không chỉ được thể hiện ở các quy tắc mà còn nằm ở chính ý thức thực hiện của người điều khiển. Những nét văn hóa giao thông ấy còn được thể hiện khi người dân tham gia các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, hay là đi thang cuốn,…Vậy nên không có gì khó hiểu nếu như đất nước Phù Tang ngày càng lấy lòng hết thảy mọi người trên thế giới.

Chia sẻ tại