Giỏ hàng
GỌI NGAY
Chia sẻ qua Facebook
Chia sẻ qua Zalo
Chia sẻ bạn bè
Chat bằng facebook ZaloChat bằng Zalo Xem Kênh Youtube

Đăng ký ngay
BÁC SĨ NGƯỜI NHẬT VÀ HÀNH TRÌNH 20 NĂM MANG ÁNH SÁNG LẠI CHO NGƯỜI VIỆT

BÁC SĨ NGƯỜI NHẬT VÀ HÀNH TRÌNH 20 NĂM MANG ÁNH SÁNG LẠI CHO NGƯỜI VIỆT

Đăng ngày: 28-10-2022 bởi: Trang Nguyễn

Năm 2002, chuyến đi tưởng 3 tháng của bác sĩ Hattori Tadashi nhưng lại kéo dài đến tận 20 năm đến Việt Nam với hành trình đầy ý nghĩa là mang lại ánh sáng cho gần 20.000 người.

Cơ duyên với đất nước Việt Nam

Bác sĩ Hattori, sinh năm 1964 tại Osaka, tại Nhật Bản. Ông là con trai duy nhất trong gia đình. Bố của bác sĩ Hattori bị ung thư và qua đời vì sự tắc trách của bác sĩ. Cái chết của bố khiến ông đã quyết định theo đuổi ngành y, để cứu người.

 

Sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa tại Đại học Kyoto - một trong 8 trường đại học uy tín nhất tại Nhật Bản, ông làm việc tại nhiều bệnh viện ở Nhật Bản. Đến năm 2001, tại Hội nghị nhãn khoa tổ chức tại Nhật Bản, một bác sĩ đã mời ông sang Việt Nam để giảng dạy cho các bác sĩ về kỹ thuật mổ dịch kính võng mạc. Từ đó, cơ duyên của ông với Việt Nam bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh với một bác sĩ người Việt Nam.

Bác sĩ Hattori, sinh năm 1964 tại Osaka, tại Nhật Bản

Người bác sĩ này đã chia sẻ với ông về nỗi trăn trở khi ở Việt Nam có rất nhiều người  mới ở độ tuổi trung niên đã phải chịu cảnh mù lòa vì quá nghèo, không có tiền chữa bệnh. Nhiều tháng liền, bác sĩ Hattori đã suy nghĩ về điều này. Lúc đó, tại Nhật Bản, ông đang có công việc ổn định và mức lương khá cao. Nhưng rồi, ông đã quyết định sang Việt Nam để mổ mắt miễn phí cho những bệnh nhân nghèo, chấp nhận phải nghỉ việc tại bệnh viện ở Nhật Bản.

 

Chuyến đi đầu tiên sang Việt Nam của ông kéo dài khoảng 1 tháng. Trong khoảng thời gian ấy, ông vừa trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại Việt Nam, vừa thực hiện phẫu thuật miễn phí giúp đỡ các bệnh nhân nghèo mắc các bệnh về mắt. Ông cũng ghi chép lại những trường hợp ông chưa thể giúp đỡ được ở khắp các địa phương trong cả nước.

 

Sau đó, ông trở về Nhật Bản kêu gọi các công ty y tế tài trợ tài chính để ông có thể giúp đỡ những trường hợp này. Tuy nhiên, việc này không thành công. Lý do là vì ông đã nghỉ việc tại Nhật Bản, không làm cho một bệnh viện nào, nên không thể xin được tài trợ. Ông cũng nộp đơn lên Chính phủ Nhật Bản, nhưng cũng bị từ chối do họ chỉ giúp đỡ các tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ).

 

Quyết tâm cứu người

Quyết tâm cứu giúp người bệnh, ông đã dành chính tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để chi trả cho việc thiện nguyện. Và cái tên Hattori đã gắn với các bệnh nhân nghèo Việt Nam từ đó.

 

Mới đầu, khi biết ông mang toàn bộ số tiền tiết kiệm “dưỡng già” của hai vợ chồng đi giúp bệnh nhân nghèo, vợ ông rất giận. Nhưng rồi khi hiểu ra được tấm lòng và ý nguyện của chồng, bà đã ủng hộ ông. Thời gian đầu, bà theo ông sang Việt Nam, nhưng rồi, số giờ ông dành cho gia đình quá ít ỏi, bà lại trở về Nhật Bản.

 

Từng ấy năm gắn bó với Việt Nam, bác sĩ Hattori đã vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn, trong đó có cả sự hy sinh hạnh phúc riêng tư. Thế nhưng, mỗi con mắt của bệnh nhân nghèo được cứu, với ông, đó là sự bù đắp vô giá.

 

Tại Viện Mắt Trung ương, bác sĩ Hattori vừa tiếp tục vừa hướng dẫn cho các đồng nghiệp Việt Nam, vừa trực tiếp phẫu thuật cho các bệnh nhân. Viện Mắt Trung ương muốn gửi tiền thù lao cho ông, nhưng ông từ chối. Bác sĩ Hattori cho biết, ông sang Việt Nam với mục đích là để giúp đỡ các bệnh nhân nghèo, chứ không phải nhận lương.

 

Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, những người cần phẫu thuật được tập hợp đầy đủ và sớm nhìn thấy lại ánh sáng nhờ bàn tay của bác sĩ Hattori mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào. Số lượng bác sĩ tham gia hoạt động thiện nguyện này dần tăng lên và hiện có năm bác sĩ cùng một số nhân viên cơ yếu khác. Hoạt động của nhóm dần nhận được sự chú ý, mở đường cho sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

 

“Các ca phẫu thuật do học trò của tôi thực hiện đã vượt xa mốc 100.000 người. Tôi tin bằng cách đào tạo một người, nhiều người khác sẽ được giúp đỡ. Tôi mong học trò phải là người giỏi hơn mình nên đã hết lòng hướng dẫn các bác sĩ trẻ.”- Bác sĩ Hattori chia sẻ.

Ảnh: bác sĩ Hattori Tadashi (Internet)

Năm 2005, ông sáng lập Tổ chức APBA (Asia - Pacific Prevention of Blindness Association - Hiệp hội Phòng chống mù lòa châu Á - Thái Bình Dương), thêm hàng ngàn bệnh nhân có cơ hội được cứu chữa khỏi nguy cơ mù lòa. Cũng từ sự hỗ trợ của ông, có thêm rất nhiều bác sĩ trẻ Việt Nam được đào tạo về kỹ thuật mổ dịch kính võng mạc, mang đến nhiều cơ hội sáng mắt cho bệnh nhân khiếm thị.

Với những đóng góp trong sự nghiệp phòng chống mù lòa, năm 2007, ông được Bộ Y tế Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”.

 

Giải thưởng danh giá “Nobel châu Á” - tôn vinh những người đã quên mình cống hiến cho các dân tộc châu Á

Chiều tối 26/10/2022, trong khuôn viên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, một nhóm người, cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đang đứng quanh một người đàn ông da ngăm, gương mặt và mái tóc đã nhuốm màu thời gian. Ông ấy chính  là giáo sư, bác sĩ Hattori Tadashi, một trong bốn người vừa nhận được Giải thưởng Ramon Magsaysay 2022, thường được gọi là "Giải Nobel của châu Á" do Quỹ Rockefeller Brothers tài trợ.

 

Giải thưởng Ramon Magsaysay được thành lập vào năm 1957 nhằm tôn vinh những người đã quên mình “cống hiến cho các dân tộc châu Á”. Giải thưởng này được đặt theo tên của Tổng thống Philippines Ramon Magsaysay. Ông Magsaysay qua đời trong một vụ tai nạn máy bay năm 1957. Đây là giải thưởng được mệnh danh là Nobel của châu Á.

Ảnh: bác sĩ Hattori Tadashi (Internet)

Họ vinh danh vị bác sĩ Nhật Bản vì đã tham gia phẫu thuật và điều trị cho khoảng 20.000 bệnh nhân có nguy cơ mù lòa tại Việt Nam từ năm 2002 đến nay. Không chỉ không nhận tiền công, bác sĩ Hattori còn tự bỏ tiền túi để chi trả cho các bệnh nhân khó khăn tiền bạc và hỗ trợ một số bệnh viện Việt Nam các trang thiết bị y tế về nhãn khoa.

 

Giờ đã ở tuổi 58, bác sĩ Hattori vẫn miệt mài với công việc thiện nguyện của mình. Với nhiều bệnh nhân nghèo Việt Nam, trái tim ấp áp của ông cũng tựa như ánh sáng mặt trời mà ông đã giúp họ tìm lại được.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

 

>>> Tìm hiểu thêm các hoạt động đào tạo tại Dũng Giang Nozomi

>>> Tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng xklđ nhật bản

>>> Khám phá các đơn tuyển liên tục 


Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là 1 trong 13 doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại DG Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng  với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản

  • Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline : 1900 8628
  • Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862

Theo dõi chúng tôi qua:

Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:

  • Mail: contact@dgnozomi.com.vn
  • Hotline : 1900 8628
  • Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Chia sẻ tại

Danh mục

Tag

phòng chống dịch covid-19 quỹ vaccine phòng chống dịch covid-19 đối tượng tiêm vaccine các nghành xklđ nhật chương trình thực tập sinh kỹ năng xuất khẩu lao động nhật bản quan hệ nhật bản và việt nam Vaccine AstraZeneca tiêm chủng vaccine covid-19 quan hệ Việt Nam-Nhật Bản chăm sóc người cao tuổi công nghiệp nhà máy công xưởng việc làm nhật bản xkld xuất khẩu lao động Vaccine covid-19 ứng dụng Bluezone - Khẩu trang điện tử cài đặt ứng dụng Bluezone cảnh báo nguy cơ lây nhiễm covid-19 Bộ Y tế khuyến cáo con người nhật bản du lịch việt nam khám phá hà giang ảnh hưởng dịch covid-19 tặng khẩu trang miễn phí cách ly tập trung chia sẻ của điều dưỡng viên mắc covid-19 khám phá nhật bản cảnh đẹp nhật bản kinh nghiệm sống ở nhật Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chống dịch covid covid-19 việc làm mùa covid Nhật bản chính phủ nhật bản hộ chiếu passport quyền lực nhất hộ chiếu nhật bản chợ quê việt tại nhật bản Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam virus SARS-CoV-2 biến thể mới virut corona kỹ năng đặc định Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chương trình kỹ năng đặc định ngành xây dựng xklđ nhật bản 5 năm kỹ năng đặc định loại 2 xuất khẩu lao động nhật xem xét miễn thị thực nhập cảnh chống covid-19 Tin tức Việt Nhật hỗ trợ chi phí đi làm ở Nhật tối đa được 10 năm mở lại đường bay thương mại việt-nhật hộ lý - chăm sóc người cao tuổi lương 25-35 triệu/tháng điều dưỡng - hộ lý hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) Chương trình hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng hộ lý làm việc tại Nhật Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan thủ tục cấp thị thực lao động Việt Nam lao động tay nghề cao dân số nhật bản thiếu hụt lao động điều kiện để xklđ nhật bản ngành điều dưỡng tại nhật chi phí xklđ nhật giấy chứng nhận tư cách lưu trú quy định mới từ nhật bản thành phố Yukihashi tỉnh Fukuoka Nhật Bản hộ chiếu vaccine điều dưỡng hộ lý tết quý mão hội thảo quốc tế lao động nhật bản tại tỉnh vĩnh long việc làm vĩnh long hướng dẫn cài đặt Bluezone Kaigo học viên thực tập sinh tiền trợ cấp tiền trợ cấp cố định đặc biệt nhật bản - việt nam không hủy bỏ trợ cấp thất nghiệp xuất cảnh 2023 hồ sơ để xuất khẩu lao động nhật Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 4/10 kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ XI năm 2020 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam lễ hội việt nam nhật bản lần thứ 15 Công viên Yoyogi - Tokyo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng kinh nghiệm làm việc ở nhật hoa anh đào sakura Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Nhật Bản Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản lớp tập huấn phòng chống dịch covid-19 nhân viên y tế điều dưỡng hộ lý xklđ nhật bản xkld nhật bản ngành điều dưỡng già hóa dân số chương trình thực tập sinh du lịch nhật bản kinh nghiệm du lịch nhật bản cấp Visa điện tử nhật bản tiếp nhận người lao động nhập cảnh từ đầu 10/2020 Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga trợ cấp sinh hoạt gia tăng thời gian giấy chứng nhận tư cách lưu trú đơn hàng đi Nhật đơn hàng lương cao thu nhâp điều dưỡng 25-40 triệu đồng/tháng nhập cảnh nhật bản Quy định nhập cảnh mới nhất hợp tác ý tế Việt Nam - Nhật Bản ngành điều dưỡng ngành điều dưỡng tại Nhật Bản bảo vệ sức khỏe mùa dịch covid-19 thuốc điều trị covid-19 phương pháp điều trị covid-19 cấm nhập cảnh việt nam chống dịch hiệu quả Luật mới viện trợ không hoàn lại thiết bị y tế GS.TS.Nguyễn Thanh Long Ngài Yamada Takio viện trợ 500 tỷ đồng và thảo luận mở đường bay Việt - Nhật Business track hồ sơ nhập cảnh nhật bản xét nghiệm PCR lương 34 triệu/tháng học tiếng nhật miễn phí công việc hộ lý đà nẵng chuyến bay narita nối lại nhật bản quy trình cách ly covid-19 sinh viên điều dưỡng thực tập tại nhật lương 35 triệu/tháng lương ngành hộ lý tại nhật Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga điều dưỡng hộ lý làm việc tại nhật chương trình EPA tết trung thu văn hóa nhật bản Thành phố Nagasaki tình hữu nghị Việt – Nhật chi phí xklđ sang Nhật đơn hàng việc làm Thuốc chữa Covid-19 của AstraZeneca Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy Chương trình Thực tập sinh kỹ năng dũng giang nozomi Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tin tức việt nhật kỳ họp thứ 16 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Bạc Liêu khóa 9 hỗ trợ 13 triệu đồng với hộ gia đình chính sách tham gia XKLĐ việt nam chống dịch tốt nhất báo kinh tế hàng đầu của Nhật Bản - Nikkei Asia học bổng điều dưỡng nhật bản thực tập sinh kỹ năng Bộ LĐ-TB&XH nhập cảnh việt nam vaccine Sputnik V hội thảo trực tuyến mở chuyến bay chiều Việt - Nhật xuat kau lao dong nhat thực tập sinh mang thai không phải về nước