Giỏ hàng
GỌI NGAY
Chia sẻ qua Facebook
Chia sẻ qua Zalo
Chia sẻ bạn bè
Chat bằng facebook ZaloChat bằng Zalo Xem Kênh Youtube

Đăng ký ngay
Điểm qua những lễ hội mùa hè ở xứ sở hoa anh đào

Điểm qua những lễ hội mùa hè ở xứ sở hoa anh đào

Đăng ngày: 15-05-2018 bởi: Vũ Trần Hoàng

Dù không còn những con đường phủ đầy hoa anh đào như những ngày đầu xuân hay cũng không có những con đường lá đỏ rơi đầy như mùa thu lãng mạn. Và càng không có sắc trắng của tuyết trời quyện trong gam màu đỏ quyền lực đại diện cho một giáng sinh an lành. Ở Nhật Bản mùa hè chính là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc nhất trong năm, khám phá ngay nhé!

Lễ hội pháo hoa Sumidagawa

Nếu như lễ hội hoa anh đào được diễn ra dày đặc từ tháng 3 đến tháng 4, thì tháng 7, tháng 8 lại là mùa lễ hội pháo hoa – một nét văn hóa độc đáo khác của xứ sở Phù Tang.

Lễ hội pháo hoa Nhật thường được tổ chức vào dịp cuối tuần, và địa điểm của lễ hội pháo hoa thường được tổ chức những khu vực gần biển, sông hoặc hồ bởi mặt nước từ biển, song, hồ sẽ trở thành tấm gương lớn của tự nhiên phản chiếu ánh sáng của pháo hoa.

Cũng giống như trong dịp lễ hội hoa anh đào, người Nhật thường tập trung cùng gia đình, bạn bè để thưởng thức không khí hội hè trong lễ hội pháo hoa. Mang nhiều tầng ý nghĩa to lớn, “bữa tiệc pháo hoa” ở Nhật Bản thể hiện cho sự vươn mình của đất nước này trước những hắt hủi của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh… Chính vì thế, không chỉ trở thành nét đẹp văn hóa của đất nước Nhật Bản lễ hội pháo hoa còn thu hút hàng triệu lượt khách đổ về Tokyo hàng năm, góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói này.

Khi nhắc đến lễ hội pháo hoa của Nhật Bản, có lẽ chúng ta sẽ khó bỏ qua cái tên Sumidagawa – đây là một trong những lễ hội pháo hoa là nổi tiếng nhất ở Nhật bởi bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ và hơn hết đây cũng là lễ hội pháo hoa thu hút người tham dự đông nhất. Diễn ra và ngày Chủ Nhật thứ 4 của tháng 7 hàng năm lễ hội pháo hoa Sumidagawa có từ năm 1732, nhằm tưởng nhớ về các nạn nhân trong thời điểm này chính quyền đã tổ chức bắn pháo hoa và giải trí cho những người nghèo khổ.

 Lễ hội thất tịch Tanabata

Lễ hội thất tịch Tanabata có nguồn gốc từ Trung Hoa – lễ hội Qixi (Ngưu Lang Chức Nữ), Tanabata là một trong những lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội truyền thống của Nhật Bản, bởi nếu dịch theo nghĩa Việt thì đây là lễ hội có tên là ngắm sao.

Lễ hội thất tịch Tanabata dù được nhiều nước trên thế giới biết đến nhưng đảm bảo một điều rằng không ở nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang. Lễ hội thất tịch Tanabata tổ chức ở 3 thành phố Sendai (tỉnh Miyagi); Anjou (tỉnh Aichi) và Hiratsuka (tỉnh Kanagawa). Với những hình ảnh như cây tre treo nhiều mảnh giấy đủ màu, lễ hội Tanabata đã và đang trở thành một trong những lễ hội mùa Hè nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân bản địa, cũng như du khách gần xa trên thế giới.

Lễ hội Awa Odori Matsuri

Lễ hội Awa Odori Matsuri thường bắt đầu vào khoảng giữa tháng 8 ở tỉnh Tokushima, sau này nhiều địa phương khác cũng hưởng ứng tổ chức, trong đó có cả Tokyo.

Khi có dịp tham quan Nhật Bản vào mùa Hè, xin bạn đừng nỡ lòng bỏ lơ lễ hội Awa Odori Matsuri, bởi khi đến tham gia lễ hội đặc biệt này du khách sẽ được dịp hòa mình trong những điệu múa và các bài hát truyền thống của xứ sở hoa anh đào với những bộ trang phục truyền thống cầu kì, đẹp mắt nhất.

Lễ Vu lan của người Nhật

Nhật Bản phát triển rất nhiều loại hình múa nghệ thuật, nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn phải kể đến điệu Bon, còn gọi là “Bon Odori”. Điệu nhảy với tên gọi đặc biệt “Bon Odori” được thực hiện trong dịp lễ hội Obon – lễ Vu lan của người Nhật.

Lễ hội múa truyền thống “Bon Odori” được tổ chức vào tháng 8 hàng năm, thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, đây cũng là dịp để các gia đình ở Nhật sum họp, vui chơi bên nhau. Vì mang tính chất kì lạ nhưng cũng không kém phần thú vị nên  phần đông các du khách đi tour du lịch Nhật Bản vào mùa Hè cũng thường xuyên lựa chọn tham dự lễ hội Obon này.

Không chỉ có vị trí địa lý đặc biệt, thiên nhiên khác lạ và cả quá khứ không vui; ở Nhật Bản còn tồn tại nhiều điểm nhấn mà khi nhắc đến bất kì ai trong mỗi chúng ta đều có thể nghĩ ngay đến đất nước mặt trời mọc. Đó là một nền văn hóa hòa nhập nhưng không hòa tan, đó là những con người kiệm cần và cũng không quên kể đến những điều lạ lẫm…và những lễ hội mùa Hè vừa được kể ra bên trên là một minh chứng điển hình.

 

Chia sẻ tại