Giỏ hàng
GỌI NGAY
Chia sẻ qua Facebook
Chia sẻ qua Zalo
Chia sẻ bạn bè
Chat bằng facebook ZaloChat bằng Zalo Xem Kênh Youtube

Đăng ký ngay
Núi Phú Sĩ - Nét văn hóa không thể quên khi nhắc đến Nhật Bản

Núi Phú Sĩ - Nét văn hóa không thể quên khi nhắc đến Nhật Bản

Đăng ngày: 30-03-2018 bởi: Vũ Trần Hoàng

Núi Phú Sĩ - Nét văn hóa không thể quên khi nhắc đến Nhật Bản

Nhật Bản, đất nước đã đi vào tiềm thức của hầu hết mọi người trên thế giới nhờ vào những đặc biệt từ xứ sở đầy những mùa hoa anh đào nở rộ, từ quốc gia của tên gọi “mặt trời mọc” và chắc chắn rằng với những mảnh ghép nổi tiếng như núi Phú Sĩ - một trong những linh hồn của đất nước Phù Tang. Nhắc đến Nhật Bản mà bỏ qua núi Phú Sĩ, thắng cảnh mang đậm hơi thở của sự kì ảo, huyền diệu thì quả thật đó chính là một sai lầm khó lòng tha thứ. Vậy địa danh này bao hàm những ý nghĩa đặc biệt gì mà lại thu hút sự quan tâm của nhiều người đến thế, hãy theo dõi ngay những thông tin dưới đây để có thể rút ra được cho mình những lời giải thấu tình, đoạt lý nhé! 

Núi Phú Sĩ là tên gọi theo âm Hán Việt của từ Fuij, núi Phú Sĩ thuộc tỉnh Shizuoka cách thành phố Tokyo chưa đầy 100km về hướng Tây Nam. Đây là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao là 3776m, điểm đặc biệt của ngọn núi này là có hình dáng của chóp nón bởi thế khi bất ngờ nhìn thấy chắc chăn bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi sự hùng vĩ, uy nghi được tạo nên từ ngọn núi có cái tên khá đặc biệt này. 

Gần 300 năm trôi qua kể từ lần phun trào lần thứ nhất vào năm 1707, đến nay núi Phú Sĩ đã phun trào ít nhất 10 lần kể từ thế kỷ 18. Nhiều người cho rằng hình dáng của núi Phú Sĩ được tạo nên một phần không nhỏ cũng dựa vào những lần phun trào bởi lượng tro bụi và dung nham do hoạt động phun trào của núi Phú Sĩ tạo ra có thể cha phủ cả thành phố Tokyo rộng lớn.

Với người dân Nhật Bản, núi Phú Sĩ là một “ngọn núi thiêng” có sức mạnh thần kì giúp che chở cho đất nước này bởi sữ lớn mạnh của nó và hơn hết nó còn có ý nghĩa mang đến sự tốt lành và may mắn. Nhiều người còn thể hiện cho sự sùng bái của mình bằng cách thành lập các tổ chức tín ngưỡng dành cho núi Phú Sĩ, ở đất nước này việc trèo lên ngọn núi Phú Sĩ được xem là một trong những việc làm cần thực hiện ít nhất một lần trong đời. Họ thường kéo dài cuộc hành trình của mình bằng những đoàn người, xuất phát từ buổi chiều xuyên qua màn đêm để sáng hôm sau có thể đến nơi và đắm mình trong không gian tuyệt đẹp lúc bình minh trên đỉnh núi. 

Có 5 con đường chính để có thể lên được đỉnh núi Phú Sĩ như: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba, trong khi lên đỉnh phải mất từ 5 đến 9 tiếng thì thời gian xuống núi chỉ mất chừng 3 tiếng. Dù thời tiết có khó khăn, quãng đường khá khắc nghiệt song hành trình tìm về với cọi nguồn chưa bao giờ ngơi nghĩ trong lòng nhiều người dân Nhật Bản, và nó đang có dấu hiệu lan rộng ra cho nhiều tầng lớp người trên thế giới bởi sự kích thích khám phá, trải nghiệm.

Hằng năm núi Phú Sĩ được mở cửa trong vòng hai tháng, từ ngày 1 tháng 7 người ta làm lễ mở cửa ở núi Gogome thuộc cửa Yoshida cho đến ngày 31 tháng 8 thì mọi hoạt động chính thức kết thúc, nhưng trước đó vào ngày 26, 27 lễ đốt la đóng cửa núi đã được tiến hành. Đây cũng chính là quãng thời gian có khí hậu lý tưởng nhất ở núi Phú Sĩ, gió nhẹ ở đỉnh núi, nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C. Mặc dù có quãng thời gian mở cửa không nhiều, song hàng năm lượng khách du lịch từ kháp nơi trên thế giới đổ về tham quan thắng cảnh này luôn dao động ở con số khủng khiếp nhất có thể.

Chính vì những đặc trưng đặc biệt kể trên, núi Phú Sĩ đã trở thành cái tên không thể thiếu khi nhắc đến Nhật Bản, nếu nước Mỹ có nữ thần tự do thì ở Nhật Bản núi Phú Sĩ chính là biểu tượng đáng tự hào của đất nước với bản tính kiên cường, cương nghị này.

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp tuyệt trần, núi Phú Sĩ còn như một bức tranh toàn cảnh thể hiện cho sự hùng mạnh của Nhật Bản và cho cả những người con của đất nước này. Thế nên, nếu đến Nhật Bản mà không ghé thăm núi Phú Sĩ đó chính là một thiếu sót trầm trọng mà bạn sẽ cảm thấy hối tiếc ngay đấy, chắc chắn là như thế! Vậy nên đừng bao giờ mang đến cho mình sự hối hận vì đã đến Nhật Bản mà không chinh phục ngọn núi đặc biệt này nhé!

Chia sẻ tại