
VIỆT NAM CÓ THỂ THIẾU GẦN 50.000 ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2030
Theo công bố báo cáo về Điều dưỡng thế giới 2020 cho thấy, Việt Nam cần phải tạo thêm nhiều việc phù hợp cho điều dưỡng. Đồng thời, cần thực hiện lộ trình cao đẳng hóa nhân lực điều dưỡng và phấn đấu đến 2025 đạt chỉ tiêu 25 điều dưỡng/10 nghìn dân để hạn chế tối đa nguy cơ thiếu hụt điều dưỡng năm 2030 là gần 50.000 người.
Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam Phạm Đức Mục phát biểu tại hội thảo.
Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế. Nghề điều dưỡng có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cường chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, tỷ lệ người già cần chăm sóc sức khỏe hàng ngày càng lớn tại nhiều quốc gia đã và đang phát triển. Số lượng y tá và điều dưỡng tại các quốc gia đang quá tải người bệnh, không đáp ứng đủ lực lượng điều dưỡng viên, cho nên nhu cầu tuyển điều dưỡng là rất cao.
** Tình trạng thiếu hụt điều dưỡng
Theo thống kê một số nước trên thế giới, ở Nhật Bản số lượng điều dưỡng viên đã tăng gấp 3 lần từ 550.000 người (năm 2005) lên 1,71 triệu người (năm 2016) song mỗi năm Nhật Bản vẫn thiếu hụt khoảng 2.500 điều dưỡng viên. Theo ước tính, Nhật Bản sẽ thiếu trầm trọng điều dưỡng viên trong 10 năm tới. Còn tại Đức, hiện tại ngành điều dưỡng đang cần khoảng 10.000 người. Trong tương lai, theo dự tính tới năm 2025 nước Đức cần 150.000 điều dưỡng viên và có thể tăng lên 350.000 điều dưỡng tới năm 2030 do sự già hóa dân số.Ngoài ra có Pháp, Mỹ, Canada cũng phải đối mặt với những thách thức thiếu nguồn nhân lực điều dưỡng tầm trọng do những thách thức về vấn đề dân số mà hơn một thập kỷ qua vẫn chưa có giải pháp giải quyết hiệu quả.
Tại Việt Nam, ngành y đang thiếu điều dưỡng trình độ cao, nhất là tuyến y tế cơ sở. Thực trạng này đang làm giảm chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở điều trị, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong 10 năm trở lại đây, quy mô các cơ sở đào tạo về điều dưỡng được củng cố và mở rộng. Hiện nay tại các cơ sở y tế, lực lượng điều dưỡng thực hiện tới 70% công việc điều trị cho người bệnh; điều dưỡng viên là người đón tiếp, chăm sóc người bệnh từ lúc vào viện cho đến khi xuất viện. Thế nhưng, lực lượng này đang rất thiếu hụt và phân bố không đều. Theo tiêu chuẩn, tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng viên, kỹ thuật viên 1/4. Thế nhưng ở nước ta tỷ lệ này là 1/1,5 thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
“Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng, bởi vì có nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng tại Việt Nam sẽ thiếu khoảng 40 nghìn đến 50 nghìn người” - TS KiDong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết.
Cũng theo ThS.Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết, với gần 28 triệu điều dưỡng viên toàn cầu nói chung và gần 140 nghìn điều dưỡng - hộ sinh của Việt Nam, điều dưỡng - hộ sinh chiếm gần 50% nguồn nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ nhiều nhất, thường xuyên nhất và và liên tục nhất, là xương sống của ngành y tế.
** Học điều dưỡng nắm bắt cơ hội
Trước vấn đề già hóa dân số và thiếu hụt điều dưỡng ở các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Một số quốc gia không thể dựa vào nhân lực trong nước làm công tác chăm sóc mà buộc phải thu hút điều dưỡng nước ngoài. Việc đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Việt Nam là nước đang phát triển, có nguồn lao động đông đảo, nhiệt huyết nên được nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đức… quan tâm và đánh giá là thị trường điều dưỡng hàng đầu. Vì điều dưỡng ở Việt Nam được đánh giá cao là do khéo léo, chăm chỉ và kỷ luật trong lao động, không ngại các công việc “không sạch sẽ”, chịu khó làm việc. Ngoài ra, có một đặc điểm quan trọng là lao động trẻ Việt Nam rất tôn trọng và lễ phép với người già. Vì vậy, họ luôn có sự đồng cảm với những người cần chăm sóc khi làm công việc điều dưỡng viên. Với những đánh giá rất cao từ các môi trường trong và ngoài nước, đây là cơ hội và thách thức trong việc đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng tại Việt Nam.
Nhóm thực tập sinh ngành điều dưỡng, hộ lý - chăm sóc người cao tuổi làm việc tại Nhật Bản
Như vậy có thể thấy công việc của ngành Điều dưỡng rất đa dạng, hấp dẫn và cơ hội việc làm cho ngành Điều Dưỡng cũng rất phong phú. Nhưng để tự tin nắm bắt và theo đuổi ngành Điều dưỡng, bên cạnh các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức,… cũng là những yếu tố quan trọng.
Nguồn tin: Báo Nhân dân
>>> Xem thêm: Đơn tuyển ngành điều dưỡng tại Nhật, mức lương 25-35 triệu/tháng
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là 1 trong 13 doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại DG Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862