Giỏ hàng
GỌI NGAY
Chia sẻ qua Facebook
Chia sẻ qua Zalo
Chia sẻ bạn bè
Chat bằng facebook ZaloChat bằng Zalo Xem Kênh Youtube

Đăng ký ngay
ASAKUSA KANNON - ĐỀN CỔ THIÊNG LIÊNG Ở NHẬT BẢN

ASAKUSA KANNON - ĐỀN CỔ THIÊNG LIÊNG Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 23-08-2023 bởi: Trang Nguyễn

Asakusa Kannon hay còn gọi là Sensoji là một trong những ngôi đền linh thiêng và cổ kính nhất của Tokyo, được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 645. 

 

1. Lịch sử Asakusa Kannon

Theo truyền thuyết vào năm 628, trong khi đang thả lưới đánh cá trên dòng sông Sumida, hai anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari, đã tìm thấy một tượng Phật Quan Âm (Kannon) cao khoảng 5.5cm vướng vào trong lưới của mình; và mặc dù họ tìm cách đưa tượng Phật về lại dòng sông nhiều lần nhưng bức tượng vẫn quay trở lại với họ. Vị trưởng lão trong làng là Hajino Nakamoto đã nhận ra được sự linh thiêng của bức tượng nên đã hiến một phần ngôi nhà của mình lập một ngôi đền nhỏ thờ Phật Quan Âm để dân chúng trong làng có thể đến cầu viếng.

Với nhiều người Nhật Bản, Asakusa Kannon là nơi họ tìm về với đức tin của mình. Người ta đến thăm đền với lòng thành kính, viết những lời nguyện cầu lên các tấm gỗ nhỏ để lại nơi cửa đền. Để rồi, khi bước trở lại trên con đường Nakamise, khuôn mặt mỗi người ánh lên vẻ bình yên, thanh thản, họ tin rằng những phiền não của mình đã được đức Phật Quan Âm nghe thấu, được người sẻ chia phổ độ.

 

2. Các điểm tham quan chính của Asakusa Kannon

2.1 Kaminarimon (雷門) - Cổng Sấm

Để vào đền, đầu tiên bạn sẽ đi qua Kaminarimon (dịch là Cổng Sấm) đây được coi là biểu tượng của Asakusa cũng như toàn thành phố Tokyo. Kaminarimon là cổng chính thứ nhất.

Kaminarimon được xây dựng đầu tiên vào năm 942 bởi nhà cầm quyền của quận Musashi là Tairano Kinmasa. Dù đã từng bị tàn phá bởi vô số trận động đất kéo dài từ những năm 1923 nhưng khi được xây dựng lại nó dường như trở thành một chàng vệ binh kiên cố bảo vệ cả ngôi đền Asakusa Kannon linh thiêng, nổi tiếng. Cổng có hình dáng như hiện nay chỉ bắt đầu từ năm 1950.

Du khách khi đến đây rất thích chụp hình ở cổng Sấm, nơi có treo ngọn đèn lồng khổng lồ mà cứ 10 năm lại được thay mới một lần. Đặc biệt, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy những con rồng ẩn dưới chân đèn. Một sự tinh tế không những về mặt kiến trúc mà còn về mặt tâm linh, tín ngưỡng. Chưa kể, vào ban đêm khu vực này càng trở nên rực rỡ hơn bởi ánh sáng được phát ra từ những chiếc đèn lồng được treo khắp ngôi đền. .

Cổng được treo một cái đèn lồng lớn màu đỏ cao 4m, chu vi 3.4m, nặng khoảng 670kg ở ngay chính diện và 2 bên là bức tượng của 2 vị thần: Thần Raijin (Thần Sấm) và Thần Fujin (Thần Gió). Vì thế tên gọi chính xác của cổng là Raijinmon (nghĩa là Cổng Sấm và Gió).

 

Trước đây, cổng được đặt gần Komagata nhưng sau này cổng được xây dựng lại ở vị trí như hiện nay sau thời Kamakura (1192-1333) vì người ta tin rằng đây là nơi xuất hiện đầu tiên của thần Sấm và thần Gió.

Sau khi qua khỏi Cổng Sấm là một con đường mua sắm được gọi là Nakamise. Một con phố mua sắm dài hơn 200 mét, dẫn từ cổng đầu tiên đến cổng thứ hai Hozomon của ngôi đền. Bên cạnh những món quà lưu niệm đặc trưng của Nhật Bản là yukata và quạt gấp, còn rất nhiều món ăn nhẹ truyền thống của địa phương từ khu vực Asakusa được bán dọc theo Nakamise. Nakamise được hình thành đầu tiên vào năm 1685. Đường được lát gạch và 2 bên là những cột nhà được sơn màu đỏ son. Có khoảng 90 gian hàng dọc 2 bên đường.

Khi đi hết con đường mua sắm, sẽ dẫn đến cổng thứ hai của đền thờ gọi là Hozomon.

 

2.2 Hozomon (宝蔵門)

Là cổng chính thứ hai, cổng từng bị đốt cháy nhiều lần và được tái xây dựng lại bằng bê tông vào năm 1964. Trước đây cổng còn có tên gọi là 仁王門 (Niomon) vì ở 2 bên cổng là hai vị thần bảo vệ Nio của Đức Phật. Còn ngày nay cổng có tên gọi là Hozomon (Hozo có nghĩa là ngôi nhà kho báu, bởi vì có nhiều kho báu của đền Sensoji được cất giữ ở đây).

 

Nét độc đáo ở Hozomon là có một đôi dép bằng rơm khổng lồ treo ở 1 bên. Ngay trước mặt cửa này là sân chính và chùa Sensoji; phía bên phải là khu lăng mộ Kasakura; bên trái là ngôi chùa năm tầng và điện Dempoin. Bên ngoài cổng Hozomon là một ngôi chùa 5 tầng đã bị phá hủy trong chiến tranh, và đã được tái tạo lại. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1649 bởi Tokugawa Iemitsu. 

 

Nhiều sự kiện khác nhau được tổ chức quanh năm trong khu vực Đền Asakusa Kannon. Lễ hội lớn nhất trong số đó là Sanja Matsuri, lễ hội hàng năm của đền Asakusa được tổ chức vào tháng Năm. Các sự kiện khác là Lễ hội Asakusa Samba vào tháng 8 và Hagoita-ichi (Chợ Hagoita), tại đó các mái chèo bằng gỗ được trang trí được sử dụng trong trò chơi truyền thống của hanetsuki được bày bán nhiều.

 

2.3 Kannondo (観音堂) - Điện Quan Âm

Là đại điện chính của đền thờ Sensoji. Đại điện cũ được xây dựng lại vào năm 1649 và được công nhận là di sản quốc gia. Tuy nhiên vào năm 1945, đại điện bị cháy trong cuộc không kích Tokyo. Đại điện như hiện nay được tái xây dựng bằng bê tông vào năm 1958 (năm Chiêu Hoà thứ 33).

Đại điện quay mặt về phía Nam, bên trong đại điện được phân thành 2 khu vực: khu vực dành cho tín đồ ở phía trước và khu vực đặt tượng Phật quan trọng ở phía trong. Vào ngày 13 tháng 12 hàng năm, cửa đại điện được mở, tuy nhiên các tín đồ chỉ được phép thắp nhang và đứng xem tượng Phật Quan Âm ở phía ngoài, còn khu vực đặt tượng Phật quan trọng ở phía trong thì không được phép vào.

Trước khi bước vào chánh điện bạn thường dừng lại bên bể nước – nơi có bức tượng thần để rửa mặt và tay, nhằm gột sạch bụi trần trước khi bước vào thế giới linh thiêng. Sau đó, khi đến trước cửa chánh điện, du khách có thể bỏ những đồng xu vào thùng gỗ lớn, cầu nguyện, rồi xóc ống thẻ. Nếu xóc phải thẻ không may mắn, du khách có thể treo thẻ lên dây ngay cạnh để nhờ nhà chùa giải hạn. Ngày nay, các lá xăm còn được diễn giải bằng tiếng Anh, nên nhiều vị khách người nước ngoài đến đây cũng rất hứng thú với việc xóc ống thẻ.

 

2.4 Gojunoto (五重塔) - Tháp 5 tầng

Busshari (tro của Đức Phật) và Reihai (bài vị của Đức Phật) được đặt ở đây.

Mái ngói của chùa được làm bằng hợp kim nhôm nhưng lại trông giống như mái ngói được làm từ bùn thường thấy vào đầu thế kỷ. Gojunoto có tổng chiều cao của chùa là 53m, trong đó hàng cột đỡ cao 5m. 

 

Chùa được xây dựng bởi Tairano Kinmasa vào năm 942, qua nhiều lần bị tàn phá, vào năm 1648 được xây dựng lại, tuy nhiên vào năm 1945 tiếp tục bị đốt cháy bởi trận không kích ở Tokyo. Chùa có cấu trúc hình dạng như bây giờ là do được tu sửa lại vào năm 1973.

2.5 Nitenmon (二天門) - Cổng Nhị Thiên

Là cổng phía đông của đền Sensoji. Cổng Nhị Thiên ở hướng đông của Điện Quan Âm và ở phía tây của đền thờ thần đạo Asakusa.

 

Nitenmon chính là cổng Zuishin Mon của đền thờ thần đạo Toshogu ở Asakusa. Vào năm 1642 đền thờ Toshoga bị cháy nhưng riêng cánh cổng này vẫn còn tồn tại.

Trước đây nó được gọi là cổng Yadaijin Mon bởi hình ảnh của 2 vị thần Toyoiwamadonomikoto and Kushiiwamadonomikoto của đền thờ Toshogo. Tuy nhiên tên gọi này đã được đổi thành Niten Mon (Niten có nghĩa là 2 vị thần) bởi vì 2 vị thần trong số 4 vị thần ở nhà trữ kinh Phật của đền Tsurugaoka Hachimangu Shrine ở Kamakura được di chuyển đến và đặt ở đây vào đầu triều đại Minh Trị.

3. Cách di chuyển đến đền Asakusa Kannon

3.1 Di chuyển bằng Tàu điện ngầm

  • Đi từ ga Tokyo: Chọn JR Yamanote Line Kanda Station và chuyển sang tàu điện Ginza đi đến Asakusa.

  • Đi từ ga Shinjuku: Ra ga JR Chuo Line đến ga Kanda và di chuyển đến tuyến Ginza để đi đến ga Asakusa

  • Di chuyển bằng Xe Bus

  • Có thể đi Toei hoặc Keisei-townbus và bạn sẽ dừng tại trạm Asakusa Kaminarimon.

  • Taito City Loop Bus Kita Megurin bạn sẽ dừng chân tại chạm Asakusa.

3.2 Di chuyển bằng Ô tô

  • Đi tuyến Metropolitan Expressway No.6 Mukojima Route ra ở Komanata Ic. Có bãi đỗ xe ô tô dưới tầng hầm Kaminarimon, thời gian hoạt động từ 7h sáng đến 23h đêm. Khoảng 30 phút đầu là 200 yên/chiều, sau mỗi 15 phút là 100 yên/chiều

  • Đền Asakusa Kannon là một trong những ít nơi của Tokyo còn lưu lại các di tích cổ sưa và là điểm thu hút người dân Nhật Bản và khách vào đêm giao thừa hàng năm.

Đền luôn chào đón khách tham quan miễn phí, sân đền luôn mở cửa nhưng chính điện chỉ mở lúc sáng đến đầu giờ tối là đóng.

 

Xem thêm: Kinh nghiệm sống khi làm việc tại Nhật Bản

Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động


Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng  với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản

  • Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline : 1900 8628
  • Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862

Theo dõi chúng tôi qua:

Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:

  • Mail: contact@dgnozomi.com.vn
  • Hotline : 1900 8628
  • Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Chia sẻ tại

Danh mục

Tag

các kì thi năng lực tiếng Nhật xuất khẩu lao động nhật bản học tiếng nhật miễn phí kinh nghiệm sống ở nhật ẩm thực nhật bản đơn hàng lương cao đơn hàng dành cho nam tiêm chủng vaccine covid-19 phòng chống dịch covid-19 lớp tập huấn phòng chống dịch covid-19 Vaccine covid-19 văn hóa nhật bản chi phí xklđ sang Nhật điều kiện để xklđ nhật bản xklđ nhật bản hồ sơ để xuất khẩu lao động nhật các nghành xklđ nhật xuất khẩu lao động xuất khẩu lao động nhật 77 nhóm ngành xkld nhật bản Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 Vaccine AstraZeneca Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech Vaccine Gam-COVID-Vac vaccine moderna vaccine Pfizer Vaccine Spikevax Vaccine Vero Cell Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ảnh hưởng dịch covid-19 bảo vệ sức khỏe mùa dịch covid-19 kinh nghiệm làm việc ở nhật sushi ẩm thực nhật bản kinh nghiệm du lịch nhật bản mùa hè ở nhật COVID-19  Vaccine Janssen ngành điều dưỡng tại Nhật Bản thu nhâp điều dưỡng 25-40 triệu đồng/tháng du lịch nhật bản đền cổ Asakusa Kannon khám phá nhật bản kỳ thi chuyển giai đoạn điều kiện làm việc tại nhật lần 2 điều kiện gia hạn hợp đồng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản lần 2 bảo tàng phân unko museum Viện Dinh dưỡng Quốc gia 13 nhóm bệnh không được xklđ nhật xuất khẩu lao động nhật bản 2021 tiền yên nhật tiền xu tiền giấy học tiếng nhật triễn lãm búp bê nhật bản Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng điều dưỡng - hộ lý điều dưỡng hộ lý làm việc tại nhật các kỳ thi năng lực tiếng nhật hộ lý - chăm sóc người cao tuổi chương trình thực tập sinh kỹ năng visa kỹ sư nhật bản thủ tục xin visa nhật bản visa sang nhật bản thuế thu nhập cá nhân nghề phu kéo xe ngành kaigo chứng chỉ điều dưỡng quốc gia tại Nhật Bản đề thi JLPT đề thi NAT-TEST bài tập thể dục rajio taiso việc tốt ở nhật hỗ trợ vay ngân hàng chi phí xklđ nhật hộ lý chi phí xkld nhật bản chính phủ nhật bản lao động việt nam khoản trợ cấp hỗ trợ đổi việc hành trang đi nhật đi Nhật năm 2024 lương 25-35 triệu/tháng lương ngành hộ lý tại nhật chứng chỉ jitco quan hệ Việt Nam-Nhật Bản Chương trình Mottainai Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc chương trình kỹ năng đặc định chăm sóc người cao tuổi xuat kau lao dong nhat xkld nhat ban 2021 COE là gì? giấy xác nhận tư cách lưu trú ở nhật điều dưỡng viên hộ lý viên chương trình EPA điều dưỡng nam hộ lý nam ngành điều dưỡng tại nhật điều dưỡng đơn hàng hàn bán tự động tết nguyên đán tết ở nhật bản tết truyền thống tai Nhật món ăn ngày tết ở nhật khai giảng khóa học tiếng nhật học tiếng nhật Online phương phap học tiếng nhật hiệu quả công việc hộ lý sinh viên điều dưỡng thực tập tại nhật lương 35 triệu/tháng cơ hội việc làm mùa dịch covid-19 ngành xây dựng đi làm ở Nhật tối đa được 10 năm xklđ nhật bản 3 năm xklđ nhật bản 5 năm kỹ năng đặc định visa kỹ năng đặc định việc làm nhật bản Kaigo xkld thực tập sinh Luật mới Tokutei Ginou xklđ nhật bản 2023 xkld nhật bản ngành điều dưỡng đơn hàng lợp ngói lương điều dưỡng hộ lý tại nhật lễ hội nhật bản HAPPY NEW YEAR 2022 chúc mừng năm mới covid-19 việc làm mùa covid học tiếng Nhật văn hóa chào hỏi ở nhật sổ tay từ vựng tiếng nhật nghệ thuật sân khấu Kabuki thiên nhiên nhật bản Olympic Tokyo 2020 làng cổ Shirakawa-go lễ hội pháo hoa Hanani nghề rèn dao đổi tiền vnd sang yên nhật sushi đơn hàng việc làm kỳ thi chuyển giai đoạn ở nhật đào tạo xuất khẩu lao động nhật bản 2023 lễ giáng sinh ở Nhật Bản halloween ở nhật bản cosplay lịch đỏ ở nhật tuần lễ vàng ở nhật tết ở nhật bản ngày nhà giáo việt nam 20/11 ngôi làng búp bê xklđ nhật bản 1 năm nenkin bảo hiểm lương hưu ở nhật ngày của cha ngày kính lão ở nhật ngày quốc tế điều dưỡng Bà Florence Nightingale tết trung thu Tsukimi or Otsukimi lễ hội ngắm trăng nghề kaigo phá nhà chống dịch covid dao Sakai tết nguyên đán chúc mừng năm mới năm Tân Sửu năm Tân Sửu - 2021 công việc lợp ngói nhà tại Nhật lợp ngói nhà thu nhập 32 triệu/tháng công việc bán thời gian tại Nhật nhà vệ sinh công cộng xuyên thấu điều dưỡng làm bạn với người già học bổng điều dưỡng nhật bản chính sách hỗ trợ vay vốn xklđ ngân hàng hỗ trợ vay vốn xklđ VietinBank AgriBank ngân hàng chính sách xã hội giao thông ở nhật Núi Shirakami Sanchi Di sản thiên nhiên thế giới biểu tượng linh vật olymoic tokyo 2020 hồ sơ nhập cảnh nhật bản trung tâm tiếng nhật nghỉ lễ nghỉ phép số giờ làm việc quyền lợi của thực tập sinh văn hóa Tết tại nhật xuất cảnh 2023 đơn hàng đi Nhật tết thiếu nhi ở nhật nhật bản - việt nam đơn hàng chống thấm ngành điều dưỡng trợ cấp đau ốm bệnh tật trợ cấp đau ốm thương tật chuyển đổi visa thực tập sinh tăng ca tăng thu nhập Chương trình hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng hộ lý làm việc tại Nhật đơn hàng cơ khí nghiệp đoàn visa vĩnh trú tại nhật tính kỷ luật khi làm việc ở nhật kaigo chế biến thực phẩm đóng gói công nghiệp quỹ vaccine phòng chống dịch covid-19 công ty xklđ nhật bản uy tín xklđ nhật bản an toàn dũng giang nozomi kì nghỉ ở nhật việt nam chống dịch hiệu quả Tượng Phật Ushiku Daibutsu tiền lương bảo hiểm thuế lương hưu phúc lợi Shimenawa lê tình nhân valentine quà tặng lê tình nhân khám phá việt nam visa vĩnh trú điều kiện xét visa vĩnh trú ngành xây dựng nhật bản Nhật bản giấy khám sức khỏe sơ yếu lý lịch giấy khai sinh hộ khẩu chứng minh nhân dân thời hạn hợp đồng 3 năm mức lương làm việc tại nhật thuế cư trú thuế thị dân