
KINH NGHIỆM SỐNG KHI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN - VĂN HÓA CHÀO HỎI
Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc sắc và phong phú, trong đó không thể không kể đến văn hóa chào hỏi ở Nhật. Văn hóa chào hỏi luôn được chú ý đầu tiên khi nói đến đất nước này, do đó, nếu là một thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản các bạn cần tìm hiểu và chú ý để học tập khi giao tiếp.
Nguồn: Internet
Tùy theo mối quan hệ mà sẽ có cách cúi chào khác nhau thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Nếu đang tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, chắc chắn vai trò của các bạn là thực tập sinh, người lao động cấp dưới, do đó để tạo thiện cảm với người Nhật trước hết bạn phải thể hiện mình là một người có hiểu biết và tôn trọng văn hóa của họ thông qua cách chào hỏi và cư xử.
Nếu như trong văn hóa phương Tây, người ta thường bắt tay khi chào hỏi thì Nhật Bản lại rất kiêng kỵ chạm vào cơ thể đối phương, thay vào đó họ cúi gập người thể hiện sự tôn trọng và thay cho câu chào hỏi. Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp mà người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau, nhưng có một nguyên tắc chung đó là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước; người nhỏ tuổi, trẻ tuổi sẽ chào hỏi người lớn tuổi hơn; đàn ông luôn được phụ nữ chào trước khi gặp mặt; học sinh phải chào thầy giáo trước;....Xét cho cùng thì văn hóa chào hỏi theo cấp bậc cũng khá giống với Việt Nam, vì chúng đều thể hiện sự tôn trọng giữa con người với nhau. Đây cũng là nét chung trong văn hóa của hầu hết các nước trên thế giới.
Nói dễ không dễ - nói khó không khó, tuy nhiên, để chào hỏi đúng chừng mực và thể hiện được thái độ lịch sự thì đòi hỏi các bạn thực tập sinh phải tìm hiểu và học hỏi các động tác chào, hành động chào,...
Động tác cúi đầu chào của Nhật Bản tưởng chừng đơn giản nhưng nó cũng có kỹ thuật hẳn hoi. Đó là khi cúi chào chúng ta luôn phải giữ cho lưng thật thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu, nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới vẫn phải theo một đường thẳng, không được cong về phía sau.
Đối với nam thì hai tay đặt dọc theo thân, còn với nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Mắt luôn hướng xuống khi ta thực hiện động tác cúi đầu, và càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng của chúng ta với người đối diện. Một điều thú vị đó là, hành động cúi đầu này không những dùng khi chào hỏi mà còn được dùng để tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi, người Nhật gọi đó là hành động Ojigi.
Ngoài ra, người Nhật còn phân chia hành động chào hỏi theo sắc thái trang trọng khác nhau, thường sẽ có 3 kiểu chào hỏi:
1. Kiểu Eshaku (会釈) hay là kiểu khẽ cúi chào
Đây là kiểu Ojigi dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Ở kiểu này, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. Eshaku cũng là điệu chào đơn giản nhất và được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật vì họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.
2. Kiểu chào Keirei (敬礼) là kiểu cúi chào bình thường.
So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là Ojigi dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn…. Khi thực hiện kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Trong trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.
3. Kiểu Saikeirei (最敬礼) là kiểu thay cho những lời chào trang trọng nhất
Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản. Dễ nhận thấy là mức độ trang trọng của lời chào thì tỷ lệ thuận với độ cúi người, vậy các bạn thử đoán xem trong Saikeirei thì người dân nước mặt trời mọc sẽ cúi xuống khoảng bao nhiêu độ? Không khó để đoán ra đúng không? Và câu trả lời là họ sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu.
Chào hỏi là một nghi thức không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày ở Nhật Bản, tưởng chừng như nó rất đơn giản nhưng lại không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu chịu khó học hỏi khi sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, thì chắc các bạn thực tập sinh chúng ta sẽ làm được thôi, vì thực tập sinh Việt Nam rất thông minh mà phải không.
Vậy nếu bạn đang có một dự định xuất khẩu lao động sang Nhật Bản để làm việc hay sinh sống thì hãy học cách chào hỏi theo văn hóa người Nhật để tạo thiện cảm với họ trước, đồng thời thể hiện bạn là một người có hiểu biết và tôn trọng văn hóa của họ thông qua cách chào hỏi và cư xử.
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Xem thêm: Kinh nghiệm sống khi làm việc tại Nhật Bản - xklđ Nhật Bản
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 686