NGÀY TẾT TRUNG THU Ở NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM
1. Nguồn gốc ngày Tết Trung Thu
Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh của chú Cuội, chị Hằng Nga. Đó là câu chuyện cổ tích thường được người lớn kể lại cho con cháu nhiều thế hệ cùng nghe, hiểu, biết. Còn ở Nhật Bản thì trong tâm trí người dân chỉ xuất hiện hình ảnh một chú thỏ Ngọc trong ngày tết Trung thu.
Tết Trung Thu ở Nhật Bản có tên là Tsukimi or Otsukimi (nghĩa là lễ hội ngắm trăng). Tsukimi được du nhập vào Nhật Bản từ hàng nghìn năm trước rồi truyền bá rộng rãi trên khắp nước Nhật. Tết Trung Thu ở Nhật Bản cũng giống với Tết Trung Thu Việt Nam, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm.
Tết trung thu ở Việt Nam gắn liền với chuyện cổ tích chú Cuội và sự tích chị Hằng Nga. Đây là hình ảnh tưởng tượng đẹp, ly kỳ mà cha ông ta đã tưởng tượng ra để giải thích các hiện tượng của thế giới vũ trụ. Chuyện cổ tích chú Cuội và câu chuyện chị Hằng Nga là hai sự tích mà trẻ con rất thích thú. Câu chuyện giúp các bé hiểu hơn về hình ảnh mặt trăng, từ đó thôi thúc các em thiếu nhi khám phá cái mới của thế giới xung quanh mình, tìm hiểu sự rộng lớn, bao la, vĩ đại của Trái Đất và vũ trụ. Đồng thời cũng dạy cho các bé về tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình, bồi dưỡng lòng thương người, lòng vị tha, giúp đỡ người khi gặp khó khăn.
Còn Tết Trung thu ở Nhật Bản là hình ảnh về chú Thỏ Ngọc. Người Nhật quan niệm rằng có một chú Thỏ Ngọc đang sinh sống ở trên mặt trăng cao tít, mỗi khi khi họ ngồi ngắm trăng thường tưởng tượng như mình đang thấy hình bóng một chú thỏ đang ngồi ăn bánh bao, hoặc là đang đứng giã bánh Tsuki- Dango.
Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có một truyền thuyết về Thỏ ngọc được trẻ con Nhật Bản yêu thích có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ. Chuyện kể về 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ được Thượng đế thử thách khi hóa thân thành một ông lão và đến xin chúng thức ăn. Trong khi khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão, chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn biếu ông lão, thỏ đã lao mình vào đống lửa để hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người.
2. Ý nghĩa của Tết trung thu
Người Việt Nam quan niệm Tết trung thu là tết của trẻ em. Vào ngày lễ này trẻ em khắp cả nước đều đi ra phố rước đèn, trẻ em cùng nhau chơi những trò chơi ở dưới ánh trăng ngày rằm, sau đó là cùng nhau phá cỗ bánh kẹo. Một số địa phương, trường học ở Việt Nam còn tổ chức múa Lân để phục vụ cho các bé vui chơi vào ngày này.
Tết trung thu ở Việt Nam còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn đến những người thân yêu, đối tác, khách hàng, nhân viên,.... bằng cách tặng cho họ những chiếc bánh trung thu thật ngon.
Còn ở Nhật Bản, lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi - lễ hội ngắm trăng. Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango,...
Ngoài ngày 15/8 âm lịch Otsukimi được tổ chức lần 2 khoảng 1 tháng sau vào ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi". Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.
3. Hoạt động trong ngày Tết trung thu
Nói đến tết trung thu tại Việt Nam thì không thể thiếu được bánh trung thu. Nhiều gia đình Việt sẽ dùng bánh pía (một loại bánh ngọt tương tự như bánh trung thu) cùng những đồ ngọt như trái cây,....Ngoài ra, những biểu tượng khi nhắc đến trung thu ở Việt Nam là lễ rước đèn, với đèn ông sao, đèn siêu nhân, cá chép, thiên nga,.... Được là từ giấy, chai nhựa, lon nước ngọt,....và hoạt động kéo quân rước đèn, múa lân,...
Còn ở đất nước Nhật Bản, lễ hội Tsukimi, người dân thường thụ tập cùng gia đình làm bánh Tsukimi Dango xếp theo hình tam giác nhọn. Người Nhật cũng thường trang trí nhà cửa của mình bằng vầng cỏ đồng hoang - biểu tượng của mùa Thu trong nét văn hóa Nhật Bản. Người dân Nhật Bản quan niệm rằng, nếu trăng trí nhà cửa bằng cỏ lau thì sẽ có thể xua đuổi những linh hồn xấu. Cổ hoang sẽ được cắm bên trong những chiếc bình để trong nhà hay đặt trước cửa nhà như một lễ vật dâng lên mặt trăng.
Xem thêm: Nghệ thuật chế tái thủ công dao Sakai của người Nhật Bản
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862