Xuất khẩu lao động Nhật Bản | Điều dưỡng - Hộ lý - Chăm sóc người cao tuổi | Hơn cả 1 nghề nghiệp
Đã bao giờ các bạn nghe về Nghề Điều dưỡng- Hộ lý- Chăm sóc người già ở Nhật Bản. Nếu chưa biết hoặc đã nghe mà chưa hiểu rõ, hãy cùng nhau đọc hết bài viết này, để biết rằng: không chỉ đơn thuần là tên của một nghề, mà đôi khi, nghe đến nghề đó, chúng ta chỉ 1 lòng cảm kích dành cho họ. Không được tung hô như nghề giáo, không phải luôn luôn nhận được sự kính trọng như giáo sư tiến sĩ, thế nhưng, những người điều dưỡng- hộ lý -chăm sóc người già vẫn làm việc chăm chỉ mỗi ngày, thậm chí là mỗi giờ, mỗi phút, bằng tất cả tình yêu thương và lòng thấu hiểu. Người cao tuổi - 2 lần con nít, chắc bạn đã từng nghe. Người già họ cũng như trẻ nhỏ vậy, chỉ khác là ở chỗ, người già bị thời gian lấy đi nhiều thứ. Họ không còn nhiều sức khỏe, không còn sự minh mẫn tinh anh, thậm chí, đôi người, họ còn không còn khả năng tự chăm sóc bản thân mình, họ cô đơn hơn, dễ buồn tủi hơn. Có lẽ, đây là một trong những lí do có nghề ra đời.
“ Điều dưỡng- Hộ lý- Chăm sóc người cao tuổi” là cách nói cho hoa mỹ, cách gọi khác thân thuộc hơn, thì đây là công việc “ Làm bạn với người già”. Các cụ cần người để bầu bạn, để nghe họ kể họ nói, để giúp các cụ làm những việc nhỏ nhặt hơn, giúp các cụ ăn, giúp các cụ vệ sinh,... Nghe thì thấy không dễ dàng, chỉ có điều, nghề nào thì cũng cần có cái tâm, có tâm làm nghề thì mới cảm thấy việc mình làm đơn giản mà vui. Việc làm điều dưỡng- hộ lý- chăm sóc người cao tuổi cũng vậy mà thôi, có khi, những cái khó chỉ là do những người không làm nghề “tưởng tượng” ra, còn với những người, người ta yêu nghề mà chăm chỉ làm việc, những người thực sự làm nghề thì đâu thấy và đâu kêu ca than vãn.
Công việc của một Điều dưỡng - hộ lý- chăm sóc người già cụ thể là công việc hằng ngày giúp các cụ vui khỏe, ăn được uống được, giúp các cụ sạch sẽ. Nói sao nhỉ? Có thể nghĩ giống như việc có các cô chăm trẻ mẫu giáo vậy đó, còn đây là các cụ có tuổi, và trong 1 môi trường hiện đại, đủ đầy hơn - đất nước Nhật Bản. Có các cụ khỏe hơn thì có thể tự ăn, song các cụ khác thì cần người giúp, chính là các anh/ chị hộ lý, đưa cho các cụ từng muỗng cháo, muỗng sữa. Những người làm nghề có tâm, họ mong mỏi các cụ ăn được để mà có chất, để mà khỏe hơn. Thậm chí, hỏi còn mong các cụ tiêu hoá bình thường để không cần uống thuốc.
Nói tới đây, phải nhắc đến một việc chắc nhiều người cho rằng không mấy sạch sẽ: đó là việc thay tả cho các cụ. Lúc mới, chắc hẳn sẽ có phần khó khăn, nhưng mà, trước khi các bạn cảm thấy đủ yêu nghề để xem việc đó bình thường, thì hãy quan niệm rằng, đây là một phần trách nhiệm của công việc bạn phải làm. Và như vậy, tin chắc rằng công việc sẽ đơn giản hơn gấp bội lần. Công việc chăm sóc các cụ đương bị ốm cũng vậy.
Có nhiều người lại cứ bảo, làm hộ lý tiếp xúc với người bệnh vậy lâu ngày không tốt. Cũng không sai, virus có thể truyền từ người này sáng người khác mà. Nhưng nguyên tắc của một người làm Hộ lý khi chăm sóc người bệnh, luôn được trang bị vật dụng phòng chống bệnh, nếu có dấu hiệu bị truyền nhiễm, chẳng lẽ nước Nhật phát triển như vậy lại không có một bệnh viện nào khám cho bạn ư? Vậy thì có phải chăng, bị lây bệnh trước hết là do không tuân thủ ăn toàn lao động rồi. Các cụ bị ốm cần các bạn Hộ lý chăm sóc tỉ mẫn hơn, kiên nhẫn hơn một chút. Còn đâu những việc nặng như chuyển các cụ từ đây qua đó, đã có sự giúp đỡ của máy móc thiết bị. Kỹ năng nghề nghiệp mà các bạn được học đã có cơ hội được phá huy rồi. Lúc giúp các cụ ăn, các cụ chơi, sẽ nhiều cụ khó tính, cáu gắt hay không hợp tác chắc sẽ làm các bạn có chút lo lắng và hoảng sợ. Nhưng các bạn hãy bình tĩnh và nghĩ như này nhé. Chín người thì mười ý, không phải mười người tính tình đều giống nhau, các cụ cũng vậy, có cụ dễ, có cụ khó, có cụ dễ ăn, có cụ lại không, các cụ không phải cái máy không có cảm xúc, lúc nào cũng răm rắp nghe theo lời bác sĩ, hộ lý cả. Tuổi già mà, ông bà ta về già cũng thế cả thôi. Chính lúc này sẽ cho thấy được khả năng và trình độ của người hộ lý, sự tận tâm, nhiệt huyết nhiều hay ít. Cái tâm của nghề đến lúc được thể hiện ra. Còn đâu cũng kha khá những việc người hộ lý cần làm.
Công việc thì nghề nào cũng cần có trách nhiệm. Sau sự trách nhiệm đó, người hộ lý nhất định dần nhận ra rằng làm nghề này, cần hơn trách nhiệm đó chính là cái tâm, thì công việc này, lại chẳng mấy khó khăn nữa. Nhất định không cần dãi nắng dầm mưa, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cơ sở vật chất được trang bị không thiếu thứ gì cả. Công việc này chỉ cần người hộ lý có tấm lòng yêu thương, có trách nhiệm trong công việc, có kỹ năng, có tấm lòng nhiệt huyết, có cái tâm yêu nghề. Về phần bạn, khi hiểu hơn về công việc này, không biết bạn có cảm nhận gì, riêng tác giả, sau quá trình tìm hiểu và viết những dòng này, lại thấy khâm phục và ngưỡng mộ những ai là Điều dưỡng - hộ lý - chăm sóc người già tại Nhật Bản. Họ cao cả và cần hơn nhiều sự kính trọng của chúng ta. Cũng từ đây, chúng ta thấy được, hơn cả một cái nghề, Điều dưỡng- hộ lý- chăm sóc người già chính là cho thấy sự yêu thương, thấu hiểu và đồng cảm giữ người và người với nhau, không gói ghém trong phạm vi gia đình, lãnh thổ một quốc gia, mà xa hơn thế nữa.
Nếu cần thêm thông tin về chương trình Xuất khẩu lao động | Điều dưỡng- Hộ lý | Chăm sóc người cao tuổi, bạn đọc đừng ngần ngại có thể liên lạc với Công ty TNHH DG Nozomi. Công ty TNHH Dũng Giang Nozomi hiện là một công ty dẫn đầu trong việc Xuất khẩu Lao động chuyên ngành Điều dưỡng - Hộ lý - Chăm sóc người cao tuổi. Đặc biệt, DG Nozomi là Công ty duy nhất có chương trình Thực tập sinh Hộ lý cho cả Nam và Nữ, tuyển sinh hàng tháng. Công ty cam kết cung cấp môi trường học tập và làm việc chất lượng, đưa ra kế hoạch tương lai rõ ràng cho các bạn Thực tập sinh, cơ hội việc làm lương cao, phúc lợi rõ ràng, và có thể phát triển tại Việt Nam sau khi từ Nhật Bản trở về. Quyền lợi cụ thể mà DG Nozomi cam kết cung cấp cho các bạn đó là:
- Thu nhập có thể lên đến 25 ~ 35 triệu/ tháng. Thu nhập tăng theo năng lực phấn đấu cá nhân;
- Thưởng: 10 ~ 150 triệu/ năm dựa trên năm làm việc và tình hình công ty tiếp nhận;
- Trợ cấp ca đêm: 4.000 ~ 8.000 Yên/ lần ( tương đương 800.000 ~ 1.700.000 VNĐ/ lần);
- Nếu về nước sau Hợp đồng 3 năm: có thể nhận lại tiền Bảo hiểm ~ 100 triệu;
- Được tạo điều kiện tốt nhất để sau 3 năm thi lấy bằng Hộ lý của Nhật; Hợp đồng được gia hạn thêm từ 2 ~ 5 năm; chế độ lương hưởng như người Nhật;
- Các Bệnh viện lớn ở Việt Nam luôn mở rộng vòng tay chào đón các bạn quay về làm việc. Vì các bạn đã tích lũy kinh nghiệm không chỉ tiếng Nhật, mà còn là kinh nghiệm về ngành Kaigo - ngành Chăm sóc người cao tuổi - một ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam hiện nay. Là xu hướng tất yếu của các xã hội phát triển.
Bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin qua trang Facebook và số Hotline: 1900 8628 hoặc đến trực tiếp Công ty TNHH DG Nozomi tại địa chỉ Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn viên giải đáp tất cả các thắc mắc nhé.
Công ty TNHH Dũng Giang
• Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
• Hotline: 1900 8628 _ 093 260 6862 _ 098 264 6862
• Youtube: DG Nozomi
• Fanpage: https://www.facebook.com/xkldnhatban.dgnozomi/?ref=bookmarks
#DũngGiang #DGNozomi #Xuấtkhẩulaođộng #Xkld #Vieclam #Đinhật#nângđỡtươnglai #chạmtayướcvọng #kếttìnhviệtnhật #ĐiXKLĐ
#DũngGiang #DGNozomi #Xuấtkhẩulaođộng #Xkld #Vieclam #Đinhật #nângđỡtươnglai #chạmtayướcvọng #kếttìnhviệtnhật #ĐiXKLĐ