Ý NGHĨA ĐỒNG TIỀN XU, TIỀN GIẤY TRONG VĂN HÓA NGƯỜI NHẬT
Mỗi đất nước sẽ sử dụng các chất liệu khác nhau để làm tiền giấy, tiền xu. Trên mặt tiền chính là những biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia, ví dụ như các vĩ nhân, con vật, cây cối, phong cảnh hay các tòa nhà di tích,...Tiền Việt Nam hay Nhật Bản cũng thế, cũng có những đặc trưng và ý nghĩa khác nhau.
Khi đi du lịch, sinh sống, làm việc tại Nhật, chúng ta thường chỉ quan tâm cách đổi tiền, cất giữ tiền, tiêu tiền,....nhưng lại ít khi nào để ý những chi tiết ý nghĩa của những tờ tiền, đồng tiền đó. Cũng Dũng Giang Nozomi tìm hiểu để khám phá được những cái hay về văn hóa, lịch sử của đất nước Nhật Bản.
1. TIỀN XU NHẬT BẢN
Trong hệ thống lưu thông tiền tệ, Nhật Bản cho phép sử dụng 6 mệnh giá tiền xu, bao gồm 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên, 100 Yên và 500 Yên.
Đồng 1 Yên là đồng tiền có giá trị nhỏ nhất, đến mức du khách không thể sử dụng nó để mua đồ ở những máy bán hàng tự động và đây cũng là đồng tiền nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước, một phần là do chúng được làm bằng nhôm.
Đồng 5 Yên là đồng tiền xu duy nhất chỉ được in chữ mà không có số. Đồng xu này được thiết kế với đường kính khoảng 22mm, với trọng lượng là 3,75g, mặt trước có in hình bông lúa nước, chính giữa là một lỗ tròn nhỏ với bán kính 5mm. Chính vì hoa văn trên đồng xu 5 Yên mà người ta coi đây là biểu tượng cho ngành nông nghiệp và công nghiệp của “xứ Phù Tang”.
Bên cạnh đó, cách phát âm đồng 5 Yên là “go-en” (五円), gần giống với Hán tự có nghĩa “kết duyên”, ngoài ra là lỗ tròn ở giữa còn mang ý nghĩa “một cái nhìn thông suốt về tương lai”, vì vậy đây được coi là đồng xu may mắn của người dân Nhật. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đồng xu 5 Yên trong các ngôi đền, chùa, nơi linh thiêng với ý nghĩa thiết lập mối liên hệ với các vị thần và mong muốn gặp điều may mắn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đây cũng chính là một món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng người thân với sự cầu chúc về tiền tài, vận mệnh, sự may mắn, thể hiện sự trân trọng của người tặng.
Đồng 10 Yên được đúc với đường kính 23,5mm, trọng lượng là 4,5g và được đúc với chất liệu chính là đồng trắng. Một mặt của đồng xu 10 Yên được thiết kế in nổi hình ngôi chùa Byodo In – một trong những ngôi chùa Phật Giáo lâu đời tại Kyoto và đã được bình chọn là di sản thế giới. Đồng tiền này bắt đầu được sản xuất vào năm 2006.
Đồng 50 Yên được thiết kế khá giống với đồng xu 5 Yên với một lỗ tròn nhỏ ở chính giữa có bán kính 4mm và trọng lượng là 4g, chỉ khác là họa tiết trang trí của đồng xu là những bông hoa cúc được chạm khắc tinh tế. Hoa cúc vốn được xem là quốc hoa của Nhật Bản bởi nó là biểu tượng của hoàng tộc và loài hoa này cũng được xuất hiện trên quốc huy của “xứ sở hoa anh đào”.
Đồng 100 Yên – đồng tiền có niên đại lưu hành lâu nhất trong số các loại tiền xu Nhật Bản khi phát hành và bắt đầu được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1957. Trong phiên bản gốc, mặt sau của đồng tiền có in hình chim phượng hoàng tượng trưng cho sự tái sinh và sức sống mãnh liệt. Ngày nay, mặt sau đồng tiền chạm khắc hoa anh đào, tuy không phải là quốc hoa nhưng loài hoa này vẫn được xem như quốc hồn của Nhật Bản và rất được người dân cùng tầng lớp Samurai yêu thích từ xưa cho đến nay.
Đồng 500 Yên: Đây là đồng xu có kích thước cũng như trọng lượng lớn nhất trong 6 đồng xu Nhật Bản. Đồng xu 500 Yên có đường kính 26.5mm, trọng lượng lên tới 7g, được làm từ Niken. Đây cũng chính là đồng xu có mệnh giá cao nhất thế giới, theo tỷ lệ quy đổi, một đồng 500 Yên tương đương với hơn 100.000 VNĐ. Cũng chính vì giá trị cao mà đồng xu được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân Nhật.
2. TIỀN GIẤY NHẬT BẢN
Trong hệ thống lưu thông tiền tệ, Nhật Bản cho phép sử dụng 4 mệnh giá khác nhau: 10.000 yên, 5.000 yên, 2.000 yên và 1.000 yên.
Trên tờ tiền có in các họa tiết nổi, giúp người khiếm thị có thể phân biệt
Ở mặt trước tờ tiền, góc phía dưới cả 2 bên trái - phải đều có in các họa tiết nổi. Ngân hàng dùng mực đậm lên những chỗ này, giúp người khiếm thị có thể phân biệt bằng cách sờ vào.
Từ trái qua là ký hiệu của các tờ 10.000 yên, 5.000 yên và 1.000 yên
Dấu hiệu nhận biết tờ 10.000 yên là cái móc như chữ L viết ngược. Với tờ 5.000 yên là hình bát giác (8 cạnh). Còn tờ 1.000 yên thì có một đường gạch ngang. Dấu hiệu để biết tờ 2.000 yên là ba chấm tròn xếp hàng dọc - ký hiệu cho số 2 trong bảng chữ Braille (hệ thống chữ nổi) của Nhật Bản. Ngoài ra, ở góc bên trái phía dưới tờ 10.000 yên và 5.000 yên sẽ có thêm hologram (kỹ thuật tạo ảnh ba chiều), khi sờ vào sẽ có cảm giác bóng láng.
Trước đây tờ 10.000 yên và 5.000 đều có hologram hình bầu dục. Nhưng từ tháng 5/2014, tờ 5.000 đã thay thế bằng hình vuông. Nhờ đó, có thể phân biệt tờ 10.000 với 5.000 yên. Tờ 2.000 và 1.000 yên đều không có hologram. Nhưng vì tờ 2.000 yên ít được sử dụng, nên nếu tờ tiền không có hologram thì người khiếm thị sẽ biết ngay đó là 1.000 yên.
Điều đặc biệt của tờ 2.000 yên
Tờ tiền này được in ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức tại tỉnh Okinawa vào năm 2000. Tuy nhiên, ngày nay nó không phổ biến vì không thể sử dụng tại các máy bán hàng tự động. Ngân hàng Nhật Bản in ra 700 triệu tờ tiền mệnh giá 2.000 yên vào năm 2000, và in tiếp hơn 100 triệu tờ vào năm 2003, rồi ngưng luôn từ đó. Dù vậy, tờ tiền này vẫn có giá trị bình thường. Chỉ là bạn ít thấy nó được sử dụng thôi, nếu có thì nó sẽ xuất hiện ở tỉnh Okinawa.
Vòng đời của mỗi tờ tiền là 1 - 2 năm, sau đó sẽ bị thu hồi và tái chế
Theo Ngân hàng Nhật Bản, vòng đời trung bình của tờ 10.000 yên là từ 4 - 5 năm. Còn tờ 5.000 yên và 1.000 yên do được sử dụng nhiều nên vòng đời cũng ngắn hơn, chỉ khoảng 1 - 2 năm.
Các cơ quan tài chính sẽ gửi tiền về Ngân hàng Nhật Bản. Ngân hàng trung ương sẽ kiểm tra tính xác thực và tình trạng của tờ tiền, rồi họ quyết định đưa nó trở lại lưu thông hay loại bỏ. Tờ tiền bị thải ra sẽ đưa vào máy tái chế, biến thành giấy dùng trong gia đình, văn phòng,...
Xem thêm: Kinh nghiệm sống khi làm việc tại Nhật Bản
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862