KABUKI LÀ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÍNH CỦA NHẬT BẢN
Sân khấu không đơn giản chỉ là nơi hội tụ những màn trình diễn đỉnh cao của các nghệ sĩ, nó còn chứa đựng tinh túy của cả một nền văn hóa, là ước muốn, câu chuyện của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ sau. Nếu nhắc đến sân khấu, thì không thể không nhắc tới nghệ thuật truyền thống Kabuki của Nhật Bản.
1. Lịch sử nghệ thuật sân khấu Kabuki
“Kabuki” là cách gọi được dựa trên từ “Kabuki”. "Kabuki" là một hành vi độc đáo hoặc hành vi kỳ lạ, và những "người kabuku" như vậy được gọi là "kabukimono".
Bằng sự kết hợp giữa nghệ thuật diễn xuất, múa và âm nhạc, kabuki là môn nghệ thuật hết sức độc đáo và hiện được công nhận là một trong những loại hình kịch nghệ truyền thống vĩ đại của thế giới. Để có một màn trình diễn hay, kabuki phải đạt được sự hài hòa và đặc sắc của nhiều yếu tố bao gồm diễn viên, trang phụ, cốt truyện, nội dung truyền tải, những điệu múa…
Người ta cho rằng Kabuki được khởi xướng bởi một người phụ nữ tên là Okuni. Sự lan truyền mạnh mẽ của onna kabuki (kabuki nữ) do bà sáng tạo chủ yếu là nhờ các điệu múa tình tứ và những cảnh đầy gợi cảm trong các vở kịch.
Tuy nhiên, vào năm 1629 một lệnh cấm từ chính quyền bảo thủ Tokugawa đã dẫn tới sự xuất hiện sau đó của Wakashu Kabuki với diễn viên là những chàng trai trẻ. Sau đó, Wakashu Kabuki lại bị cấm vào năm 1652. Các nghệ sĩ yaro kabuki, tức “kabuki nam giới” bắt đầu thay thế các diễn viên nam trẻ. Họ bị buộc phải cạo phần tóc mái, giống như phong tục đối với đàn ông thời đó để chứng tỏ đã đến tuổi trưởng thành. Đồng thời họ phải đảm bảo với chính quyền rằng không phô bày thân thể trong các vở kịch, và họ là những nghệ sĩ nghiêm túc, không dính líu đến mại dâm.
Những năm 1700, kabuki là bộ môn nghệ thuật biểu diễn chỉ dành cho một nhóm những gia đình nghệ sĩ danh giá. Đối với những người muốn học kabuki, cách duy nhất có thể làm là xuất thân từ một trong những nhóm gia đình này.
Trải qua hơn 400 năm lịch sử, kịch kabuki vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả Nhật Bản. Điểm khác biệt lớn nhất của kabuki so với noh hay các vở kịch phương Tây chính là đôi khi cá tính của diễn viên được xem trọng hơn vai diễn trong vở kịch.
Trong kabuki, đôi lúc giữa vở kịch diễn viên sẽ ngừng diễn xuất, thay vào đó là chào hỏi khán giả với tư cách diễn viên. Diễn viên không chỉ hóa thân vào vai diễn mà hơn thế nữa, họ cần phải biết cách phát huy cá tính của mình như thế nào đó để đem lại những điều thú vị cho khán giả. Đây là một đặc trưng hiếm thấy ở những loại hình kịch khác.
Sân khấu kịch kabuki đã được tổ chức ở rất nhiều nơi trên thế giới. Cho tới ngày nay, loại hình nghệ thuật này vẫn rất được ưa chuộng và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
2. Trang phục, trang điểm và tóc giả
Những bộ trang phục lộng lẫy nhất và những bộ tóc giả thuộc về những quý cô hàng đầu với những chiếc khăn choàng đầu obi lộng lẫy và nhiều đồ trang sức quý giá trên tóc của họ.
Có 3 cách hóa trang để thể hiện 3 loại nhân vật điển hình trong Kabuki: Nhân vật nam trẻ đại diện cho người tốt là Tachiyaku với màu chủ đạo là đỏ tươi, các nhân vật nữ Onnagata màu chủ đạo là đỏ hồng, và nhân vật Katakiyaku đại diện cho kẻ xấu.
3. Các thể loại Kabuki
- Jidaimono: Là những kịch lấy bối cảnh lịch sử với nhiều vai diễn. Một thể loại kịch được thiết lập trước khi bắt đầu Thời kỳ Edo (1603-1868) mô tả các sự kiện xảy ra giữa các tầng lớp quý tộc và samurai, thường lồng ghép truyền thuyết lịch sử.
- Sewamono: Đây là thể loại vở kịch miêu tả cuộc sống bình thường của người dân thị trấn trong thời kỳ Edo (1603-1868) và được coi là hiện thực vào thời điểm đó.
- Shosagoto: Thể loại này gồm những màn múa và diễn kịch không lời. Shosagoto là một thể loại bao gồm các tác phẩm múa cổ điển thuần túy của Nhật Bản, cũng như các vở kịch kết hợp yếu tố múa cổ điển mạnh mẽ.
- Matsuba Kimono: Matsubame là tên của một sân khấu giống sân khấu của nhà hát Nou, với bức tranh vẽ một cây thông già làm bối cảnh, hai bên là tre. Các vở kịch được gọi là Matsuba Mono là những vở kịch múa kabuki kết hợp các yếu tố chịu ảnh hưởng của Noun hoặc Kyogen bằng cách sử dụng bối cảnh sân khấu Matsuba Me.
- Kabuki hiện đại - Shin Kabuki: Các vở kịch Kabuki của Shin Kabuki từ giữa thời Meiji đến thời Shouwa được viết bởi các nhà viết kịch không liên kết với nhà hát kabuki thường được gọi là Shin Kabuki .
Xem thêm: Tết Trung Thu của người Nhật Bản
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862