KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỂM ĐẾN TÂM LINH Ở NHẬT BẢN
Du lịch Nhật Bản, đặc biệt là du lịch tâm linh rất phát triển. Bởi đất nước mặt trời mọc là nơi hội tụ nhiều đền chùa, cảnh quan thiên nhiên khác biệt với những tòa lâu đài. Lối kiến trúc cổ kính và tinh tế khiến những ngôi chùa và đền tại Nhật Bản mang những câu chuyện riêng của mình.
1. THẦN ĐẠO VÀ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
Trước tiên, hãy cùng Dũng Giang Nozomi tìm hiểu về 2 tôn giáo chính ở Nhật Bản là Thần đạo và Phật giáo.
Thần đạo và Phật giáo đã tồn tại tương đối hòa hợp trong hơn một nghìn năm. Thần đạo lâu đời như văn hóa Nhật Bản trong khi Phật giáo được du nhập từ Trung Quốc (qua Ấn Độ) vào thế kỷ thứ 6. Ngày nay, Thần đạo và Phật giáo Nhật Bản tồn tại song song với nhau và có nhiều nguyên tắc giống nhau, mặc dù cả 2 là những thực hành riêng biệt.
Một trong những điểm khác biệt chính giữa cả hai là Shinto là vật linh (tín ngưỡng về động vật và thần tự nhiên và linh hồn) và đa thần (thờ nhiều vị thần) trong khi Phật giáo là độc thần và là một tôn giáo có tổ chức có các quy tắc và học thuyết có thể bắt nguồn từ Đức Phật vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Nguồn gốc của Thần đạo đơn giản hơn và dễ hiểu hơn. Khái niệm về sự thuần khiết là trung tâm của tín ngưỡng, nhưng người ta cũng nói rằng Thần đạo có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn và nhiều người không coi đó là một tôn giáo (ít nhất là không theo nghĩa truyền thống).
Do vậy mà có rất nhiều địa điểm linh thiêng trên khắp Nhật Bản, từ miền núi lạnh giá phía bắc đến các hòn đảo cận nhiệt đới phía nam. Mỗi nơi vừa có ý nghĩa về mặt tâm linh, vừa có sự thanh bình tĩnh lặng, giúp bạn có được những giây phút thoải mái tránh xa cuộc sống ồn ào.
1.1 Koyasan
Koyasan là một ngọn núi linh thiêng ở Shikoku và là quê hương cũng như nơi sinh ra của Phật giáo Shingon, nơi đã xây dựng các ngôi đền trên núi Koya vào thế kỷ thứ 9. Thị trấn Koyasan là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và cũng là nơi có nghĩa trang lớn nhất Nhật Bản, nghĩa trang Onku-in tuyệt đẹp và thoáng đãng, nơi an nghỉ của một số người có uy tín nhất của đất nước.
Koya-san cũng là nơi bắt đầu và kết thúc của Hành hương Shikoku, với 88 ngôi đền và đền thờ, có thể sẽ mất ba tháng để hoàn thành việc đi bộ. Ngay cả khi bạn không có thời gian cho tất cả 88, bạn có thể đến Shukubo ở Koya-san (có hơn 100 ngôi đền để lựa chọn, nhiều ngôi đền có khu vườn suối nước nóng và thiền viện riêng để thư giãn tối đa).
Các ngôi đền như Eko-in và Muryoko-in đã 1.000 năm tuổi và cho phép du khách ngồi thiền, luyện thư pháp, tụng kinh buổi sáng và các nghi lễ khác. Có thể ở lại hàng tuần để hòa mình hoàn toàn vào đời sống tinh thần.
2. Kamakura và Daibutsu
Kamakura là cố đô của Nhật Bản vào thế kỷ 12. Ngày nay nó nổi tiếng với nhiều ngôi chùa và là nơi đặt tượng Phật Lớn (hay Daibutsu trong tiếng Nhật). Bức tượng cao 11,3 mét và nặng 121 tấn. Đây là bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng cao thứ hai ở Nhật, chỉ sau tượng Đại Phật của Todaiji ở Nara.
Bức tượng khổng lồ này là một phần của Đền Kotokuin và được coi là một cảnh tượng không thể bỏ qua và đầy cảm hứng. Đối với nhiều người, đến Nhật Bản mà không nhìn thấy Đại tượng Phật ở gần sẽ giống như đến thăm đất nước mà không nhìn thấy núi Phú Sĩ.
3. Đền Fushimi Inari-Taisha (Kyoto)
Fushimi Inari-Taisha là ngôi đền chính trong hệ thống gồm 32.000 đền thờ thần Inari (thần lúa gạo) trên khắp Nhật Bản, tọa lạc ở Fushimi-ku, Kyoto, Nhật Bản. Đền tọa lạc dưới chân núi Inari, trên độ cao 233m so với mực nước biển. Cũng như tất cả đền thờ thần Inari khác, kiến trúc tổng thể của Fushimi Inari-taisha bao gồm các bộ phận như cổng đền (torii), tham đạo (sando), bể nước thanh tẩy (temizuya), nhà diễn kịch – Thần lạc (kagura), nhà dâng lễ vật (haiden), mỗi kiến trúc mang một nét đặc trưng riêng với hai gam màu chủ đạo là đỏ và trắng. Đền Fushimi Inari-Taisha nổi tiếng nhất với con đường hàng ngàn Torii kéo dài với một màu đỏ rực rỡ mang đậm nét tâm linh truyền thống của Nhật Bản.
4. Lâu đài Himeji
Nếu tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản thì chắc hẳn bạn đã biết thời xa xưa xứ sở Phù Tang luôn bị cai trị bởi những lãnh chúa cao quý. Để thể hiện sức mạnh quyền lực họ đã cho xây dựng các tòa thành quy mô rộng lớn. Và lâu đài Himeji chính là một trong những công trình hiếm hoi còn sót lại cho đến tận bây giờ.
Lâu đài Himeji, hay còn gọi là Lâu đài Diệc Bạch Trắng, là lâu đài duy nhất của Nhật Bản được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1993.
Lâu đài Himeji được xây dựng vào năm 1346, toạ lạc tại trung tâm thành phố Himeji, thuộc tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Lâu đài với thiết kế và kiến trúc vô cùng độc đáo và nổi bật với màu trắng tinh khôi của Diệc Bạch, hòa lẫn với sắc hoa anh đào trong những ngày xuân, tạo nên vẻ đẹp thuần khiết và trang nhã của lâu đài.
Theo sử sách thì lâu đài Himeji được bắt đầu xây dựng từ năm 1333 theo mệnh lệnh từ lãnh chúa Norimura Akamatsu của vùng Harima với mục đích phòng thủ. Đến năm 1346 thì người con trai của lãnh chúa Sadanori đã cho xây dựng thêm nhiều khu nhà và công trình phụ. Về sau thì các lãnh chúa Kuroda và Kotera đến và kiểm soát khu vực trên.
Nhiều sử gia nghiên cứu rằng phần lâu đài chính được xây vào giữa thế kỷ XVI, khi mà Shigetaka Kuroda đang nắm quyền, tại thời điểm này thì Hideyoshi Hashiba đã đến và xây thêm một lâu đài 3 tầng cho mình. Sau đó nữa là Iesada Kinoshita đã kiểm soát lâu dài. Sau khi nội chiến Sekigahara kết thúc thì lãnh chúa Terumasa Ikeda là người kiểm soát thành Himeji từ đây. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, lâu đài Himeji đã chính thức hoàn thành vào năm 1618.
2. NHỮNG LƯU Ý KHI VÀO THĂM CÁC ĐỀN, CHÙA TẠI NHẬT BẢN
2.1 Súc miệng và rửa tay
Du lịch tâm linh ở Nhật Bản buộc bạn phải hiểu rõ những thủ tục trước khi bước bào đền chùa, vì khi làm sai bạn sẽ bị cho là xúc phạm các vị thần linh tại đây.
Trên đường đi vào các đền chùa tại Nhật người ta để một chậu nước lớn đê bạn có thể “gột sạch” bản thân trước khi bước vào trong. Trên các chậu nước đều có hướng dẫn từng bước cho bạn, hãy làm đúng như chỉ dẫn vì nếu làm sai thì bạn sẽ gặp rắc rối đấy.
2.2 Cúi chào
Cúi chào trước khi bước qua cánh cổng đầu tiên trong chùa. Chiếc cổng này gọi là cổng Tori. Cúi chào thể hiện sự tôn kính của bạn.
Không đi bộ vào giữa đường Sando. Đường Sando là đường bạn gặp khi bước qua cổng Tori. Chính giữa đường Sando được cho là nơi để các vị thần đi nên bạn không được đi vào. Hãy đi về phái bên của đường.
Cúi chào cổng Tori trước khi về. Khi đến chào hỏi, khi về xin phép là điều mà bạn học được tại đất nước này. Phép lịch sự này cũng thể hiện đối với thần linh. Lúc bước vào cổng bạn đã chào hỏi thì lúc về hãy nhớ cúi đầu một lần nữa nhé.
Xem thêm: Tết Trung Thu của người Nhật Bản
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862