VĂN HÓA TRÊN BÀN ĂN CỦA NGƯỜI NHẬT
Khi sinh sống, làm việc tại Nhật các bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, một nền văn hóa mới. Vì vậy, trước khi sang Nhật sinh sống hay đang sinh sống ở Nhật rồi thì các bạn có thể tìm hiểu trước về những văn hóa, lối sống, thói quen,... của người Nhật để dễ dàng thích nghi, không lúng túng, khó xử khi giao tiếp.
Nguồn ảnh: Internet
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
Đầu tiên là học văn hóa ăn uống của người Nhật trước, đặc biệt là văn hóa trên bàn ăn. Vì người Nhật rất tỉ mỉ và nhiều yêu cầu, nên nếu không để ý, không hiểu biết thì các bạn rất dễ bị đánh giá “thất lễ” với người đối diện khi dùng cơm với người Nhật.
Trước hết, khi ngồi vào bàn ăn, bạn hãy ngồi theo sự hướng dẫn của người phụ trách, người đi trước hoặc của lãnh đạo, người lớn trong bàn ăn. Trường hợp được mời ăn tại gia đình, bạn nên ngồi sau khi chủ nhà hoặc vợ chủ nhà nói “Hãy ngồi vào chỗ này”. Khi đã ngồi vào vị trí nào đó rồi bạn hãy nói “しつれいします”(shitsureishimasu), nó có nghĩa là “Tôi xin thất lễ” - như một lời xin phép lịch sự. Nhưng nếu bạn không được hướng dẫn ngồi vào một vị trí cụ thể nào đó thì hãy đợi mọi người ngồi hết và bạn sẽ ngồi vào vị trí cuối cùng.
Người Nhật trước khi ăn thường sẽ nói “itadakimasu” (いただきます) để cảm ơn những thực vật và động vật đã đánh đổi mạng sống của mình đem đến một bữa ăn ngon. Người Nhật quan niệm rằng, nếu đã xuất hiện trên trái đất này, đặt biệt là những sinh vật xuất hiện trên bàn ăn của họ thì chúng đều có sự sống và cần phải tôn trọng và biết ơn khi sử dụng chúng. Đây cũng là lời biết ơn tới những người săn bắt, hay người nông dân đã mất công mất sức để góp phần tạo ra được bữa ăn này. Thế nên, trong quan niệm của người Nhật, việc nói “Itadakimasu” trước bữa ăn thể hiện lòng biết ơn, nó như lời cam kết không bỏ phí thức ăn, vì rất nhiều sinh mạng đã phải từ bỏ cuộc sống để đem đến bữa ăn ngon cho bản thân mình. Mọi người có thể nói ra “itadakimasu” một cách riêng biệt hoặc im lặng tự nói với mình trước khi vào bữa.
Tại Nhật, người ta coi là phí phạm nếu không ăn hết đồ ăn còn trên đĩa. Nếu bạn thực sự thật lòng với câu “itadakimasu” mà bạn vừa nói, bạn phải ăn hết số thức ăn trên đĩa của mình. Bởi có những thứ đã phải từ bỏ sự sống của mình vì bữa ăn của bạn, nếu bạn bỏ phí tức là bạn không coi trọng điều đó. Vì vậy một khi bạn đã gọi thì nên ăn hết thức ăn. Trường hợp nếu không ăn hết bạn có thể gói mang về. Đây là điều hết sức bình thường với người Nhật, trong khi một số người Việt lại rất ngại ngùng khi làm việc này.
Cũng giống với người Việt người Nhật cũng sử dụng đũa để ăn. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng đôi đũa. Đầu tiên bạn cần tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa dựa theo nguyên tắc đòn bẩy là có thể gắp thức ăn dễ dàng.
Việc dùng đũa khi ăn bạn cũng cần chú ý như sau:
Không dùng đũa đâm, chọc vào thức ăn, hãy gắp từ tốn và nhẹ nhàng thức ăn.
Đừng để đũa lên miệng bát ăn, mà phải đặt đũa lên những chiếc gác đũa.
Không dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác. Nếu bạn muốn gắp thức ăn để mời người khác hãy đổi đầu đũa hoặc dùng một đôi đũa mới khác
Khi đặt đũa thì không để đầu đũa trỏ vào người khác trên cùng bàn ăn.
Không được cắm đũa thẳng đứng vào giữa bát cơm, vì đây được xem là hành động dành khi cúng cơm cho vong linh người chết (theo nghi thức Phật giáo).
Nguồn ảnh: Internet
Sau bữa ăn, người Nhật thường sẽ nói Gochisousamadeshita, nó có nghĩa là “Xin cảm ơn về bữa ăn”. Cách nói này nghe thì hơi khách sáo, nhưng kể cả trong gia đình cũng phải nói, như vậy sẽ giúp mọi người luôn ý thức về việc phải biết ơn người đã mời hay làm bữa ăn cho mình.
Ở Việt Nam, sau khi ăn xong mọi người thường có thói quen xỉa răng và việc xỉa răng là một hành động bình thường. Tuy nhiên, ở Nhật thường thì bạn sẽ thấy trong các quán ăn sẽ không có những hũ tăm xỉa răng như ở Việt Nam, có nhiều quán để tăm xỉa răng trong nhà vệ sinh. Lý do là vì ở Nhật, phụ nữ thường rất ngại xỉa răng trước mặt người khác. Tất nhiên khi xỉa răng thì lịch sự che miệng lại để người khác không thấy mất vệ sinh. Nhưng ở Nhật, phụ nữ họ còn kĩ càng hơn nữa, nên đa số sẽ ngại không xỉa răng trong quán. Khi thức ăn dính vào răng, hoặc khi đã ăn xong họ sẽ lẳng lặng vào nhà vệ sinh, soi gương rồi tự làm sạch răng, mà không sợ người khác nhìn thấy.
Ngoài ra, người Nhật rất thích dùng khăn tay, hầu như khi ra đường ai cũng có 1 chiếc cho vào túi để lau tay, lau mồ hôi, sử dụng sau bữa ăn.
Mỗi ngày góp nhặt một chút ít kinh nghiệm sống, làm việc tại Nhật để tránh những lỗi sai không đáng có khi giao tiếp cùng người Nhật bạn nhé!
Xem thêm: Văn hóa trước khi ăn của người Nhật
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
- Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862
Theo dõi chúng tôi qua:
- Website : https://dgnozomi.com.vn/
- Fanpage: Xuất khẩu lao động Nhật Bản - DG Nozomi
- Youtube: DUNG GIANG NOZOMI Official
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
- Mail: contact@dgnozomi.com.vn
- Hotline : 1900 8628
- Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 686